Hệ thống cảng ICD là một trong những bộ phận thuộc về kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất Logistics, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển Logistics và nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, nhu cầu phát triển ICD đang khá là bức thiết, vậy ở đây chúng ta cần hiểu chính xác ICD là gì? Có những cảng ICD nào ở Việt Nam? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này nhé !
ICD Là Gì? Các Cảng ICD Ở Việt Nam
1. ICD là gì? Kho ICD là gì?
ICD được viết tắt từ cụm từ Tiếng Anh “Inland Container Depot”, chỉ các cảng khô, hay còn gọi là cảng cạn, cảng nội địa.
Cảng cạn là một trong những bộ phận thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, được coi là đầu mối tổ chức vận tải, gắn liền với những hoạt động của các cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt, các cửa khẩu, và các cảng đường thủy nội địa. Theo quy định của Pháp luật, cảng cạn ICD còn đóng vai trò như một cửa khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Nói một cách đơn giản, ICD là một phần mở rộng của cảng biển, là một địa điểm thông quan hàng hóa nằm trong nội địa, giúp giảm tình trạng ùn tắc hàng hóa ở các cảng biển, giải phóng hàng nhanh chóng và tăng khả năng thông quan hàng hóa.
2. Sự khác nhau giữa cảng và ICD
ICD được hiểu là một phần mở rộng của cảng biển, có chức năng thông quan hàng hóa. Nhưng thực tế, khái niệm ICD và cảng, hay còn gọi là Depot có điểm khác biệt rõ ràng.
Cảng (Depot) là nơi tập kết các container rỗng, sửa chữa, vệ sinh container,.. và là nơi để hàng hóa chờ xuất.
ICD đóng vai trò như những vệ tinh xung quanh cảng chính, giúp giảm tình trạng ùn tắc hàng hóa ở cảng chính, và giúp cho việc khai thác hàng hóa và điều phối hàng hóa ở cảng chính diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hàng hóa đã nhập vào ICD là những hàng hóa đã hoàn thành các thủ tục thông quan xuất khẩu.
Thực tế, ICD có thể là Depot, nhưng ngược lại, Depot chưa thể trở thành ICD.
Có những chức năng như Depot nhưng ICD còn là cảng thông quan hàng hóa nội địa, có mã hải quan và mã cảng trong hệ thống hải quan, đặt dưới sự giám sát của Hải quan. Vì vậy tại ICD, hàng hóa có thể tiến hành xuất nhập khẩu, làm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Những công việc này Depot không thể thực hiện được.
3. Các cảng ICD ở Việt Nam
Hiện nay, hệ thống cảng ICD ở Việt Nam có khá nhiều, với một số các cảng lớn và tiêu biểu như
-
- Cảng cạn ICD Transimex
- Cảng cạn ICD Phước Long
- Cảng cạn ICD Sotrans
- Cảng cạn ICD Tanamexco
- Cảng cạn ICD Long Bình
- Cảng cạn ICD Tân Tạo
- Cảng cạn ICD Sóng Thần
- Cảng cạn ICD Biên Hòa
4. Vai trò của cảng cạn ICD là gì?
Cảng cạn ICD là mắt xích khá quan trọng trong vận tải hàng hóa đa phương thức. Với chức năng chính là điểm thông quan hàng hóa nội địa, ICD góp phần làm giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian lưu hàng tại cảng, …
Để thông quan hàng hóa, cảng cạn phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như đóng gói, lưu trữ hàng hóa, vận chuyển, làm thủ tục thông quan,… Vì thế ICD phải có đủ những điều kiện một cảng biển cần có.
Có thể nói ICD là điểm nối giữa nơi sản xuất, tiêu thụ hàng hóa xuất nhập khẩu và cảng biển với nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải container, góp phần phát triển vận tải container nói riêng và hệ thống Logistics nói chung.
5. Cấu trúc của cảng ICD
Một cảng cạn ICD thường có quy mô diện tích rất lớn, gồm nhiều khu vực khác nhau, mỗi khu vực sẽ đảm nhiệm một chức năng khác nhau.
Một số khu vực chức năng chính phải kể đến như:
-
- Bãi chứa container (Container Yard)
- Khu vực thông quan hàng hóa
- Trạm hàng lẻ (CFS)
- Kho ngoại quan
Ngoài ra còn có các khu vực như
-
- Khu đóng gói và tái chế hàng hóa
- Khu vực văn phòng
- Khu vực vệ sinh container
- Cổng giao nhận container
- …….
6. Cảng cạn ICD có chức năng gì?
Cảng cạn ICD đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, vận tải container. Đối với vận tải container, ICD đảm nhiệm một số chức năng như :
-
- Là nơi tập kết hàng hóa và tập kết container, giúp giảm tình trạng ùn tắc container, tiết kiệm thời gian và chi phí thuê container.
- Giảm tình trạng quá tải ở các cảng biển trong thời gian chờ đợi giám định, bốc xếp hàng hóa và kiểm tra chuyên ngành.
- Là trung tâm phân phối hàng hóa, giúp việc luân chuyển hàng hóa trở nên nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi kèm.
7. Thực trạng cảng ICD ở Việt Nam
Việt Nam có lợi thế về địa lý và có tiềm năng phát triển hệ thống cảng cạn ICD khá khả quan. Đặc biệt những tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có khối lượng hàng container rất lớn, chiếm khoảng 80% tổng lượng hàng hóa cả nước. Ở đây cũng có nhiều cảng cạn ICD lớn như Phước Long, Transimex, Long Bình, Tân Tạo, …
Hiện nay Việt Nam đã chú trọng vào đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật hệ thống cảng biển, cảng cạn, song kết quả đạt được chưa cao. Theo định hướng phát triển Cục Hàng hải Việt Nam, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, sẽ có hơn 20 cảng cạn ở khu vực miền Bắc, 9 cảng cạn được đầu tư ở miền Trung – Tây Nguyên và 27 cảng cạn được quy hoạch ở khu vực miền Nam.
Trên đây là bài viết chia sẻ những kiến thức về cảng cạn ICD và tình hình phát triển hệ thống cảng cạn ICD ở Việt Nam. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho học tập và công việc của bạn. Nếu có điều thắc mắc, hãy comment bên dưới, Gia Đình Xuất Nhập Khẩu sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhé!
Để nắm rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Logistics bạn có thể tham gia các khoá học xuất nhập khẩu thực tế để được chia sẻ các kiến thức từ những người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi cũng có nhiều chia sẻ về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để bạn tham khảo, mong rằng hữu ích với bạn.
Tags: icd, icd là gì, mã icd, cảng icd, cảng icd là gì, cảng cạn icd là gì, cảng cạn icd, Icd là gì trong logistics, Các cảng ICD ở Việt Nam, Kho ICD là gì, Sự khác nhau giữa cảng và ICD, icd là viết tắt của từ gì…