Phân biệt Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 10 phút đọc

Ở nước ta thường không tách rạch ròi giữa hai khái niệm Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm và có nhiều nơi còn được hai chứng từ này là một hoặc có giá trị tương đương nhau. Tuy nhiên, ở nhiều nước, thuật ngữ Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm có nhiều điểm khác biệt về nội dung và giá trị.

>>>>>> Xem thêm: Xác định phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

1. Khái niệm Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm

Để hiểu hơn về hai loại chứng từ này, chúng ta phân tích từng khái niệm về Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm:

a. Đơn bảo hiểm

Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) được coi là một hợp đồng bảo hiểm cho chuyến đầy đủ do trên đơn bảo hiểm sẽ bao gồm các điều khoản nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm. Đơn bảo hiểm sẽ do tổ chức bảo hiểm cấp. Hầu hết các thỏa thuận về bảo hiểm đều được thể hiện dưới dạng Đơn bảo hiểm. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn

Nội dung trên đơn bảo hiểm bao gồm:

Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm

b. Giấy chứng nhận bảo hiểm

Về bản chất, Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) được xem là tương đương với Đơn bảo hiểm, tuy nhiên giá trị pháp lý thì không bằng. Đây là các bản ký khống tham chiếu theo số hợp đồng bảo hiểm mở của insurer dành cho insured trong trường hợp insured nắm giữ một hợp đồng bảo hiểm mở duy nhất mà lại phải gửi cho nhiều người nhận khác và cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian, để tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục, insured tự phát hành IC theo form mà insurer phát hành bản ký khống cho từng chuyến hàng của mình khi insured và insurer ở quá xa nhau về mặt địa lý.

2. Điểm khác biệt giữa Giấy chứng nhận bảo hiểm và Đơn bảo hiểm

Một số điểm khác biệt được so sánh như trong bảng sau:

Đơn bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm

Nội dung

Nội dung trên đây thể hiện đầy đủ như một hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Thể hiện các nguyên tắc, điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hiệu, khấu trừ, … Nội dung chủ yếu là các thỏa thuận bảo hiểm như thời hiệu, hình thức, giá trị bảo hiểm, … mà không có thông tin chi tiết về các thỏa thuận, không được đầy đủ như Đơn bảo hiểm. khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Tính chuyển nhượng

Đơn bảo hiểm bản gốc sẽ có chức năng chuyển nhượng. Người nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm và thực hiện ký hậu vào mặt sau của Đơn bảo hiểm, gửi cho nhà nhập khẩu –người được hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm khi tổn thất xảy ra. Không có giá trị chuyển nhượng

Giá trị pháp lý

Có giá trị pháp lý trong bồi thường và xử lý tranh chấp tại  tòa án.

Về nghiệp vụ bảo hiểm, có giá trị tương đường Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Có giá trị pháp lý trong bồi thường và xử lý tranh chấp tại  tòa án.

Về giá trị pháp lý, Giấy chứng nhận bảo hiểm không chặt chẽ và không có giá trị đầy đủ trong xử lý tranh chấp, khiếu nại bằng Đơn bảo hiểm.

Thời điểm phát hành:

Phụ thuộc vào người được bảo hiểm và thỏa thuận giao dịch.

 

 

Khi lô hàng được giao trong cùng một chuyến, không phân chia thành nhiều rồi giao, người mua bảo hiểm thường yêu cầu bên bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm để huận lợi cho quyền lợi như nội dung, tính chuyển nhượng, giá trị pháp lý.

Tùy theo trường hợp mà L/C yêu cầu. Nếu L/C yêu cầu sử dụng Đơn bảo hiểm thì Giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ không có giá trị thanh toán, còn không thì có thể sử dụng.

Khi lô hàng được phân tách và giao thành từng phần thì công ty bảo hiểm sẽ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, và người mua nên yêu cầu công ty bảo hiểm tcsh hợp lại đầy đủ nội dung của các giấy chứng nhận bảo hiểm này như một Đơn bảo hiểm. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online

 

Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu hơn về Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Nếu bạn đang muốn hiểu hơn về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần học xuất nhập khẩu, bạn nên Cảnh giác khi học xuất nhập khẩu vì hiện nay có nhiều trường hợp lừa đảo xảy  ra.

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa

Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa

Bài viết tiếp theo

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo