Cách sử dụng và các thông tin trên một đơn bảo hiểm – Insurance policy

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 11 phút đọc

Trên đơn bảo hiểm thể hiện các thông tin về các bên để là chứng từ liên quan đến việc sử dụng bảo hiểm hàng hóa.

Bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giới thiệu cho bạn Cách sử dụng và các thông tin trên một đơn bảo hiểm – Insurance policy

>>>>>> Xem thêm: Rủi ro được bảo hiểm theo ICC – Theo điều kiện A,B,C/War/Strike

1.Cách sử dụng trong đơn bảo hiểm

Trong thực tế ngày xuất nhập khẩu thì Đơn bảo hiểm sẽ phổ biến hơn, nhưng vẫn có hai cách để làm chứng từ bảo hiểm.

Khi một nhà xuất khẩu bán hàng thường xuyên, người đó sẽ thực hiện ký Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy/ Open cover) để bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu bán hàng không thường xuyên thì anh ta sẽ mua bảo hiểm riêng cho từng lô hàng, lúc này công ty bảo hiểm phát hành cho nhà xuất khẩu Đơn bảo hiểm. 

Đơn bảo hiểm bản gốc có khả năng lưu thông (có thể chuyển nhượng được). Cụ thể, khi người xuất khẩu là người mua bảo hiểm, người này có thể thực hiện việc ký hậu trên mặt sau của đơn bảo hiểm (giống như ký hậu trên B/L) và gửi cho người nhập khẩu thì người nhập khẩu sẽ trở thành người được bảo hiểm và thụ hưởng số tiền bồi thường nếu có tổn thất xảy ra. khóa học kế toán doanh nghiệp

Điều 28(b) UCP 600 quy định “Khi chứng từ bảo hiểm thể hiện nó được phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình”.

Điều 28(e) UCP 600 quy định “Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ phi chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng nếu bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không muộn hơn ngày giao hàng”.

Chứng từ này mang nhiều điểm giống với Vận đơn đường biển và thường được chuyển nhượng cùng Vận đơn đường biển trong quá trình mua bán hàng hóa ngoại thương để đảm bảo ai có quyền nhận hàng thì người đó đồng thời có quyền được hưởng bảo hiểm bồi thường. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Cách sử dụng và các thông tin trên một đơn bảo hiểm – Insurance policy

2.Thông tin trên một đơn bảo hiểm

Trên một đơn bảo hiểm thể hiện các thông tin như sau:

(1) Tên và địa chỉ công ty bảo hiểm (INSURER) được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm

(2) Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường.

(3) Số chứng từ bảo hiểm (POLICY NO.) là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm. khóa học xuất nhập khẩu

(4) Người được bảo hiểm (THE INSURED) nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (người xuất khẩu)

(5) Ký mã hiệu (MARKS) ghi giống Invoice và Vận đơn

(6) Số lượng kiện (PACKAGES), mô tả hàng hóa (GOODS) … ghi thống nhất với L/C hay các chứng từ khác. học kế toán ở đâu tốt nhất

(7) Số tiền bảo hiểm (AMOUT INSURED) được tính bằng 110% giá CIF của lô hàng.

(8) Phí bảo hiểm do công ty bảo hiểm thu của người mua bảo hiểm và có thể được thể hiện rõ trên Đơn bảo hiểm hoặc chỉ ghi chung chung là theo thảo thuận “AS ARRANGED”

(9) Tên con tàu và số hiệu con tàu (PREMIUM): Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác ghi thống nhất với L/C hay các chứng từ khác.

(10) Giao hàng từ … đến … (FROM-TO): ghi thống nhất với L/C hay các chứng từ khác và phải ghi nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”. khóa học kế toán trưởng

(11) Điều kiện bảo hiểm (CONDITIONS): ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C

(12)  Bản gốc (ORIGINAL) thể hiện đây là bản gốc của Đơn bảo hiểm

(13) Số bản gốc (ORIGIN) được phát hành phải luôn thể hiện trên bề mặt Đơn bảo hiểm. Điều 28(b) UCP 600 quy định “Khi chứng từ bảo hiểm thể hiện nó được phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả các bản gốc phải được xuất trình”.

(14) Nơi gửi yêu cầu giám định nếu có tổn thất xảy ra (APPLY FOR SURVEY) thường được thể hiện là tên đại lý của công ty bảo hiểm tại nước nhập khẩu để thuận tiện cho việc người nhập khẩu xin giám định và yêu cầu bồi thường.

(15) Ngày lập chứng từ (DATE OF ISSUE) không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

(16) Chữ ký (SIGNATURE): Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hiểm hoặc của người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký. học ngành logistics ở đâu

Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để được hiểu hơn về các hướng đi phù hợp. Khi đăng ký học xuất nhập khẩu, bạn cũng cần lưu ý một số điều: Cảnh giác khi học xuất nhập khẩu

Chúc bạn thành công!

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Xác định phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Xác định phí bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Bài viết tiếp theo

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo