Trong hành trình vận chuyển hàng hóa, nếu doanh nghiệp đã mua gói bảo hiểm hàng hóa nhưng chẳng may gặp rủi ro, doanh nghiệp sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường bảo hiểm thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm.
Qua bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giới thiệu cho bạn Thủ tục thực hiện bồi thường bảo hiểm hàng hóa, trong đó, lưu ý về hồ sơ mà nhà xuất nhập khẩu yêu cầu bồi thường.
1.Nguyên tắc thực hiện bồi thường bảo hiểm
Trong một hợp đồng bảo hiểm, sẽ quy định số tiền bảo hiểm – số tiền này là mức giới hạn tối đa của số tiền bồi thường bảo hiểm.
>>>>>>>> Xem thêm: Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuy nhiên, các khoản tiền phát sinh nhằm thực hiện cứu vớt hàng hóa trong tình trạng rủi ro như chi phí cứu nạn, giám định, tiền góp tổn thất chung vẫn được công ty bảo hiểm bồi thường dù là số tiền bồi thường có vượt quá số tiền bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường là không thanh toán bằng hiện vật mà bằng tiền, ứng với loại tiền tệ mà doanh nghiệp nộp phí bảo hiểm, doanh nghiệp đó sẽ được bồi thường bằng loại tiền tệ đó.
Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi ở người thứ ba. khóa học phân tích báo cáo tài chính
2.Nhiệm vụ của công ty bảo hiểm
Sau khi tai nạn hoặc rủi ro về hàng hóa bảo hiểm xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện theo các bước như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ khiếu nại về bồi thường bảo hiểm từ khách hàng
- Xem xét, kiểm định về tính hợp lệ của bộ hồ sơ
- Giám định về tổn thất khóa học xuất nhập khẩu uy tín
- Tình toán mức thiệt hại và quy ra mức bồi thường
- Trình xét duyệt (trơng một số trường hợp phải bổ sung tờ trình về bồi thường thương mại) học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
- Sau khi được xét duyệt, xác báo bồi thường và thông báo về việc bồi thường
- Cuối cùng là thanh toán tiền bồi thường
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để yêu cầu bồi thường bảo hiểm
Bộ hồ sơ nộp để yêu cầu đơn vị thực hiện bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:
- Thư khiếu nại đòi bồi thường
- Bản chính Đơn bảo hiểm và giấy tờ sửa đổi bổ sung (nếu có)
- Bản chính của vận tải đơn và hợp đồng chuyên chở hàng hóa
- Thư dự kháng/ thông báo tổn thất, biên bản giám định
- Giấy biên nhận của người chuyên chở khi giao hàng và phiếu ghi trọng luợng tại nơi nhận hàng cuối cùng học kế toán thực hành ở đâu tốt
- Các chứng từ giao nhận hàng hóa của cảng hoặc của cơ quan chức năng
- Công văn, thư từ trao đổi của Người được bảo hiểm với Người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất
- Hóa đơn/ biên lai và các chi phí khác
Trong trường hợp các chứng từ mà khách hàng cũng cấp không đủ để chứng minh về mức độ tổn thất của hàng hóa yêu cầu bồi thường, công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu khách hàng – người được bảo hiểm cung cấp thêm các chứng từ khác như: Hợp đồng thương mại, tín dụng, lược khai, nhật ký hàng hải, kiểm đếm, biên lai có liên quan, giấy chứng nhận đăng kiểm hàng hóa,… thanh toán quốc tế chuyên sâu
Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!
Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các chứng từ trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định đề ra. Chúc bạn thành công!