Căn cứ vào Nghị định 100/2020/NĐ-CP ban hành ngày 28/08/2020, quy định về việc kinh doanh hàng miễn thuế, bao gồm các chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế; thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
Nghị định 100/2020/NĐ-CP – Kinh doanh hàng miễn thuế
I.Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
1.Hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế bao gồm: Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan; hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.hợp đồng mua bán nhà đất
Hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế là mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa thuộc mặt hàng xuất khẩu có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
2.Hàng hóa từ nội địa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế được cơ quan hải quan quản lý, giám sát trên cơ sở thông báo danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế.
3.Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế phải được lưu giữ tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế.
4.Thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014. hạch toán bù trừ công nợ
5.Các mặt hàng thuốc lá, xì gà, rượu, bia, bán tại cửa hàng miễn thuế phải dán tem ‘‘VIET NAM DUTY NOT PAID” do Bộ Tài chính phát hành. Vị trí dán tem “VIET NAM DUTY NOT PAID” thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Tem phải được dán trước khi bày bán tại cửa hàng miễn thuế hoặc trước khi giao cho đối tượng mua hàng trong trường hợp hàng được xuất thẳng từ kho chứa hàng miễn thuế đến đối tượng mua hàng.
6.Hàng hóa bị đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, không được bán phục vụ tiêu dùng: Doanh nghiệp lập biên bản về tình trạng hàng hóa để tiêu hủy (có xác nhận của Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế)và tổ chức tiêu hủy theo quy định. Trước khi thực hiện tiêu hủy, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo cụ thể về kế hoạch tiêu hủy cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế để tổ chức giám sát việc tiêu hủy theo quy định.
7.Hàng hóa là hàng mẫu, hàng dùng thử đưa vào cửa hàng miễn thuế cho khách mua hàng dùng thử (giấy thử mùi nước hoa, rượu, mỹ phẩm, nước hoa,…), túi, bao bì nhập khẩu để đựng hàng miễn thuế cho khách mua hàng, doanh nghiệp thực hiện quản lý riêng hàng hóa này, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và phải báo cáo quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Khóa học khai báo hải quan ở đâu tốt
II.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào bán tại cửa hàng miễn thuế
1.Đối với hàng hóa tạm nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan và kho ngoại quan: Doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phu quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. học thực hành kế toán ở đâu
2.Đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho hàng miễn thuế: Doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế danh sách hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 10/DSHH Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Sau khi nhận được phản hồi của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, doanh nghiệp được đưa hàng hóa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Chi cục Hải quan xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế trên cơ sở thông báo danh sách hàng hoá của doanh nghiệp thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. copy từ excel sang word không kèm theo khung
Trường hợp có nghi ngờ về danh sách hàng hóa, trong vòng 02 giờ làm việc kể từ khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử phản hồi, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử với thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế lượng hàng tồn của cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế tổ chức thực hiện kiểm tra chậm nhất trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.
Đối với trường hợp phức tạp, Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra nhưng không quá 05 ngày làm việc. hawb là gì
Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13/BBKT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan hải quan thực hiện xác nhận thực tế hàng hóa đưa vào cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử theo kết quả kiểm tra thực tế.
>>>>>> Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu online trực tuyến
III.Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế
1.Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế, việc vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế tự chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý.
2.Đối với kho chứa hàng miễn thuế đặt trong khu vực cách ly, khu vục hạn chế khác với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế chuyên ngành xuất nhập khẩu
a)Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông tin hàng hóa đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi vận chuyển hàng hóa, khi vận chuyển hàng hóa giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế phải kèm theo chứng từ xuất kho. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, doanh nghiệp thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa với cơ quan hải quan và gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khắc phục;
b)Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa được vận chuyển theo nguyên tắc quản lý rủi ro hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Phê duyệt văn bản thông báo của doanh nghiệp về việc vận chuyển trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố;
c)Ngay sau khi hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khôi phục, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm thông báo (bằng văn bản, email, điện thoại, fax,…)với doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế về việc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử được khôi phục.
3.Đối với trường hợp kho chứa hàng miễn thuế không đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế, không đặt trong khu cách ly, khu vực hạn chế: pol pod là gì
a)Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi các thông tin (tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển)về việc vận chuyển hàng hóa đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trước khi thực hiện vận chuyển hàng hóa, in 01 bản giấy về các thông tin về tên hàng, số lượng, tuyến đường vận chuyển dùng làm chứng từ lưu thông hàng hóa. Trong trường hợp thực hiện thủ công hoặc hệ thống xử lý dữ liệu điện tử gặp sự cố, doanh nghiệp thực hiện thông báo bằng văn bản về việc vận chuyển và chỉ được vận chuyển hàng hóa sau khi được cơ quan hải quan phê duyệt. Trong vòng 24 giờ kể từ khi sự cố được khắc phục doanh nghiệp phải gửi dữ liệu đến hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đăng ký vận chuyển đến;
b)Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế có trách nhiệm giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện để vận chuyển giữa kho chứa hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế; thực hiện phê duyệt vận chuyển hàng hóa trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử ngay sau khi doanh nghiệp gửi đến hoặc văn bản do doanh nghiệp xuất trình. Niêm phong hàng hóa trước khi vận chuyển, ghi rõ số niêm phong hải quan trên bản giấy của doanh nghiệp. Khi hàng hóa vận chuyển đến địa điểm, Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế kiểm tra niêm phong, xác nhận trên văn bản của doanh nghiệp, thực hiện giám sát hàng hóa nhập vào kho chứa hàng miễn thuế hoặc cửa hàng miễn thuế;
c)Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế thực hiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Mong rằng bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu về việc kinh doanh hàng miễn thuế sẽ hữu ích với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn các quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu để áp dụng chính xác vào thực tế, bạn có thể tham gia học xuất nhập khẩu tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu để được hướng dẫn một cách chi tiết.
Nếu cần tư vấn các câu hỏi nghiệp vụ, bạn có thể tham gia và gửi câu hỏi tại: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics/ để được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp.
Chúc bạn thành công!