Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế đối với sản phẩm thực phẩm xuất khẩu

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 18/07/2024 8 phút đọc

Các sản phẩm là thực phẩm khi xuất khẩu hầu hết đều phải làm giấy chứng nhận y tế, để khẳng định và đảm bảo về chất lượng. Đó là quy định của Bộ Y tế với hàng thực phẩm xuất khẩu và các nước nhập khẩu họ cũng yêu cầu làm Health Certificate. Vì vậy, các doanh nghiệp khi xuất khẩu mặt hàng này cần đặc biệt lưu ý đến việc làm giấy chứng nhận y tế.

>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn khai báo C/O điện tử trên Ecosy

Tìm hiểu về giấy chứng nhận y tế

Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) được cấp cho thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

giấy chứng nhận y tế

Hồ sơ đề nghị cấp HC cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Điều 16 Thông tư 52/2015/TT-BYT gồm:

+ Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

+ Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). 

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm 2010) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). khóa học trưởng phòng hành chính nhân sự

– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận y tế.

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thực phẩm đề nghị cấp HC nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).

+ Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này. khóa học kế toán xây dựng

+ Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này phải xem xét, cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09, Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

Như vậy, với các sản phẩm xuất khẩu là thực phẩm thì khả năng cao là sẽ phải làm giấy chứng nhận y tế.

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn!

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể Học xuất nhập khẩu online từ những bài viết liên quan trong trang.

Gia đình Xuất nhập khẩu – Kênh thông tin hữu ích ngành xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Bài viết tiếp theo

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo