Ngày 01/03/2021, Chính Phủ ban hành Nghị định số 14/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi. Trong đó, sẽ có một số quy định mới về thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với một số hành vi VPHC.
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt
1.Quyền xử phạt Hải quan trong chăn nuôi
Căn cứ Nghị định số 14/2021/NĐ-CP đã bãi bỏ quyền phạt cảnh cáo của cơ quan hải quan, chỉ quy định về mức phạt tiền của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, Nghị định đã mở rộng thẩm quyền xử phạt của cơ quan hải quan đối với một số vi phạm hành chính trong chăn nuôi. Cụ thể, theo quy định của Nghị định 14/2021/NĐ-CP, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500 nghìn đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi.
>>>>>Xem thêm: Thông tư 14/2021/TT-BTC – Quy định về phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh
2.Các quy định vi phạm trong chăn nuôi mới thuộc thẩm quyền xử phạt hải quan
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP đồng thời cũng quy định cụ thể và bổ sung mới các hành vi vi phạm mà cơ quan hải quan có quyền xử phạt theo thẩm quyền so với quy định tại Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 trước đó. Đó là những hành vi vi phạm thuộc các Điều sau:
– Vi phạm quy định về giống vật nuôi cấm xuất khẩu; trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý hiếm (Điều 7);
– Vi phạm quy định về nhập khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (Điều 8);
– Vi phạm quy định về chứng chỉ, giấy phép trong quản lý giống vật nuôi (Điều 13);
– Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (Điều 17);
– Vi phạm quy định về chất lượng trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (Điều 19);
– Vi phạm quy định về mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng, sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi (Điều 20);
– Vi phạm quy định về sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh (Điều 22); tải mẫu quyết định thôi việc
– Vi phạm quy định về mua bán, nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (Điều 32);
– Vi phạm quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm (Điều 35).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2021 và bãi bỏ các quy định về thức ăn, chăn nuôi trong Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07/5/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
3.Các biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm xử phạt hải quan
Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm các điểm b, c, d, đ, g và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 14/2021/NĐ-CP gồm: kết chuyển thuế gtgt cuối tháng
– Buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
– Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
– Buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm;
– Buộc tiêu hủy chất cấm, nguyên liệu không có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, động vật, sản phẩm giống vật nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi;
– Buộc sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
Trên đây là các thông tin về Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt Hải quan mới trong chăn nuôi, Gia đình Xuất nhập khẩu hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn các quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu để áp dụng chính xác vào thực tế, bạn có thể tham gia học khai báo hải quan tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu để được hướng dẫn một cách chi tiết.
Nếu cần tư vấn các câu hỏi nghiệp vụ, bạn có thể tham gia và gửi câu hỏi tại: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics/ để được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết: