House bill và Master bill là hai chứng từ bạn sẽ thường xuyên gặp gỡ khi làm việc với chứng từ xuất nhật khẩu.
House bill hay được viết tắt là HBL hoặc HAWB là vận đơn nhà được phát hành bởi Forwarder cho Shipper là người gửi hàng thực tế (real Shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Cách nhận biết đó là House bill bằng cách là vận đơn này được phát hành bởi công ty trung gian và có in hình logo của công ty Forwarder đó.
>>>>> Xem thêm: Vận đơn là gì? Chức năng và tác dụng của Vận đơn (bill of lading)
Master bill là vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển là hàng tàu hoặc hàng hàng không phát hành cho người đứng tên trên vận đơn với tư cách là chủ hàng (Shipper). Cách nhận diện Master bill bằng cách là trên vận đơn đó có các thông tin về hãng vận tải như Logo, tên công ty, số điện thoại, fax, văn phòng của hãng tàu hoặc hãng hàng không. khóa học logistics tại hà nội
1.Lý do phát hành House bill và Master bill
Để xem xét lý do phát hành House bill và Master bill, chúng ta phân tích theo trường hợp dưới đây:
Thông thường trong nghiệp vụ vận tải quốc tế, bên bán hoặc bên mua sẽ có hai cách để đặt booking cho một lô hàng xuất nhập khẩu.
Cách 1: Đặt trực tiếp với hãng tàu: Bạn sẽ thanh toán mọi chi phí cho hãng tàu như cước phí, phí local charges …
Cách 2: Đặt qua Forwarder: Bạn sẽ thanh toán mọi chi phí cho Forwarder sau đó Forwarder sẽ trả lại hàng tàu và giữu một phần lợi nhuận từ việc làm trung gian book tàu của bạn. hoc xuat nhap khau online
Vì lý do bạn có thể book tàu với hãng tàu và công ty Forwarder cũng có quyền book tàu với hàng tàu. Do đó trên bill do hãng tàu cấp xảy ra 2 trường hợp về người đứng tên trong ô Shipper và Consignee.
– Shipper là người xuất khẩu thực tế và Consignee là người nhập khẩu thực tế. Trường hợp này không phát sinh House Bill mà lô hàng chỉ có 1 bộ Bill duy nhất do hãng tàu cấp. học nghiệp vụ kế toán
– Shipper là bên trung gian book tàu giúp bạn (Forwarder), Consignee là đại lý của Forwarder tại càng đến (Forwarding Agent). Trường hợp này phát sinh House Bill do Forwarder cấp cho người xuất khẩu thực tế nên lô hàng có 2 bộ bill; Master Bill do hãng tàu cấp cho Forwarder và House bill do Forwarder cấp cho người gửi hàng thực tế.
2.So sánh House bill và Master bill
Tiêu chí |
House bill |
Master bill |
Logo học logistics online |
In hình logo của công ty Forwarder |
In hình logo của hãng tàu |
Shipper |
Người xuất khẩu thực |
Forwarder book tàu |
Consignee |
Người nhập khẩu thực |
Đại lý của Forwarder |
Điều chỉnh mối quan hệ |
Điều chỉnh mối quan hệ của chủ hàng và người trung gian (Forwarder) |
Điều chỉnh mối quan hệ của người vận chuyển thực tế và người đặt chỗ trên tàu |
Thông tin nơi nhận hàng |
House bill ghi nơi nhận hàng là kho bãi hoặc công ty Forwarder |
Trên Master bill ghi cảng đến – Part of Discharge |
Sự dễ dàng khi chỉnh sửa bill gốc |
Dễ chỉnh sửa theo yêu cầu của Shipper hơn vì Forwarder thường linh động với khách hàng hơn hãng tàu |
Khó chỉnh sửa hơn hoc xuat nhap khau o tphcm |
Rủi ro cho người chủ hàng |
Dễ bị Forwarder trốn tránh trách nhiệm do thiếu tính chuyên nghiệp |
Hãng tàu có chế độ khiếu nại – bồi thường tốt hơn do quy mô lớn và chuyên nghiệp hơn |
3.Quy trình giao nhận với House bill và Master bill
Nếu một lô hàng có cả House bill và Master bill thì công ty xuất nhập khẩu chủ yếu làm việc bằng House bill vì trên House bill mới có tên người xuất khẩu, người nhập khẩu còn trên Master bill thì chỉ có tên các Forwarder.
- Người xuất khẩu giao hàng cho Forwarder;
- Forwarder giao hàng cho hãng tàu
- Hãng tàu phát hành Master bill cho Forwarder; Forwarder gửi MBL, này cho đại lý của mình ở cảng đến học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
- Forwarder phát hành House bill cho người xuất khẩu
- Người xuất khẩu gửi Bộ chứng từ (bao gồm HBL) cho người nhập khẩu;
- Trong khi đại lý của Forwarder ở cảng đến xuất trình MBL cho đại lý hàng tàu; Đại lý hãng tàu đồng ý giao hàng bằng cách cấp Lệnh giao hàng – D/O cho đại lý của Forwarder (còn gọi lại Master D/O); Đồng thời, người nhập khẩu xuất trình HBL cho đại lý của Forwarder học xuất nhập khẩu tại hà nội
- Đại lý của Forwarder đồng ý giao hàng bằng cấp D/O cho người mua (còn gọi là House D/O)
Lời kết
Có thể là trong một quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bạn sẽ thấy hai loại House bill và Master bill xuất hiện đồng hành với nhau những lại áp dụng cho đối tượng khác nhau và có nhiều điểm khác biệt. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các chứng từ trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phương phát học xuất nhập khẩu tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết rất hữu ích,thanks..!