Rất nhiểu doanh nghiệp muốn làm C/O mẫu A để hưởng ưu đãi, thuận lợi để thực hiện cho đầu nhập khẩu. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ điều kiện cấp C/O. Ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về điều kiện cấp C/O mẫu A theo đúng quy định GSP.
>>>>> Xem thêm: C/O form AJ cho hàng hóa xuất nhập khẩu đi Nhật Bản
Điều kiện cấp C/O mẫu A theo GSP
Điều kiện cấp C/O mẫu A: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.
Các hàng hóa xuất nhập khẩu khác : Quy định xuất xứ GSP được quy định cụ thể như sau :
– Quy định xuất xứ GSP của Australia
(tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia ( nếu có ) và chi phí lao động ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của New Zealand
(tính theo chi phí sản xuất , có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu: Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam , các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất bằng chi phí sản xuất sản phẩm. học xuất nhập khẩu lê ánh
Quy định xuất xứ GSP của USA*
(tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN: Cambodia, Indonesia, Philippines, Thailand): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam nguyên liệu nước ASEAN khác , và chi phí chế biến trực tiếp ít nhất bằng 35 % trị giá xuất xưởng của sản phẩm . GSP hiện tại của USA áp dụng cho 4.650 sản phẩm, 144 nước và vùng lãnh thổ, thời hạn từ 2002 – 2006.
-Quy định xuất xứ GSP của Canada
(tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ , quy tắc cộng gộp toàn cầu) : Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40 % trị giá xuất xưởng của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria
(tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50 % trị giá FOB của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của EU, Switzerland, Norway, Turkey
(tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ * *, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã HS.
Hàng xuất sang các nước ASEAN (LAOS ; các nước có tham gia GSTP , APEC ; và các nước còn lại khác) để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm , hoặc sơ chế , hoặc xuất tiếp sang các nước EU, Switzerland, Norway, Turkey , nếu khách hàng ASEAN cần cung cấp C/O form A để áp dụng quy tắc cộng gộp ASEAN, thì có thể xét cấp C/O form A theo quy định xuất xứ GSP của nước nhập khẩu cuối cùng. học xuất nhập khẩu chuyên sâu
Quy định xuất xứ GSP của Japan ( tính theo trị giá FOB , có quy tắc bảo trợ nguyên liệu nhập khẩu từ Japan, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand , Vietnam ): quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã HS.
Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về C/O mẫu A theo GSP.
Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các chứng từ trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định đề ra. Chúc bạn thành công!