Feeder Vessel (Tàu Trung Chuyển) Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu Và Logistics?

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 19/09/2024 16 phút đọc

Feeder Vessel hay tàu trung chuyển đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Feeder Vessel là loại tàu chuyên dụng giúp kết nối các cảng nhỏ với các cảng lớn, tối ưu hóa quá trình vận chuyển và đảm bảo hàng hóa được đưa đến đích một cách hiệu quả. Vậy Feeder Vessel thực sự là gì, được phân loại ra sao và có vai trò như thế nào trong xuất nhập khẩu, logistics? Hãy cùng Gia đình xuất nhập khẩu tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Feeder-Vessel-la-gi
 

1. Feeder Vessel là gì?

Feeder Vessel (tàu trung chuyển) là một loại tàu chở hàng có sức tải nhỏ được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu và logistics để vận chuyển hàng hóa giữa các cảng nhỏ hoặc vừa có công suất bé và các cảng lớn hơn, thường là cảng trung tâm (hub ports). Những tàu trung chuyển này không trực tiếp thực hiện các chuyến vận tải có hành trình dài mà chỉ đảm nhận vai trò trung gian, chuyển hàng từ các cảng nhỏ đến các cảng lớn, nơi hàng hóa sẽ được xếp lên các tàu lớn hơn để tiếp tục hành trình quốc tế.

Feeder Vessel thường hoạt động trên các tuyến đường ngắn với tải trọng nhỉ hơn, giúp tối ưu hóa việc vận chuyển hàng hóa, giúp kết nối các khu vực và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là trong các khu vực không có khả năng tiếp nhận tàu lớn.

>> Xem thêm: Hãng tàu COSCO

Thông tin chặng vận chuyển của các hãng tàu lớn trên thế giới

2.  Quy trình hoạt động của Feeder Vessel

Feeder Vessel đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả từ các cảng nhỏ đến các cảng trung tâm. Quy trình hoạt động của Feeder Vessel như sau:

Nhận hàng từ cảng nhỏ
Feeder Vessel sẽ đến các cảng nhỏ, vừa là các cảng thường không có đủ điều kiện hạ tầng để tiếp nhận tàu lớn, hàng hóa tại đây đã được đóng gói trong container và sẵn sàng vận chuyển. Tàu trung chuyển làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển các container này đến cảng lớn hơn.

>> Xem thêm: Danh Sách Các Cảng Biển Trên Thế Giới

Vận chuyển đến cảng trung tâm
Sau khi nhận hàng, Feeder Vessel di chuyển trên các tuyến đường ngắn, trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định, để đưa hàng đến cảng trung tâm. Các cảng trung tâm này thường có đầy đủ cơ sở hạ tầng hiện đại, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn, có thể di chuyển đường dài hơn và có mạng lưới vận tải biển quốc tế.

Chuyển hàng cho tàu lớn
Tại cảng trung tâm, các container được chuyển từ Feeder Vessel sang các tàu lớn có kích thước lớn hơn, thường chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến các khu vực quốc tế. Việc chuyển hàng này giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển và giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

Chuyến trở về: Sau khi chuyển hàng cho tàu lớn tại cảng trung tâm, Feeder Vessel có thể trở về cảng ban đầu để thực hiện chuyến chuyên chở hàng hóa tiếp theo hoặc tiếp tục chở đến các cảng khác trong khu vực. Tạo thành một mạng lưới các tuyến đường Feeder Vessel kết nối các cảng nhỏ với các tuyến đường thương mại chính.

Ví dụ: Một doanh nghiệp tại một quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á xuất khẩu hàng hóa sang châu  u, nhưng cảng của quốc gia đó không đủ lớn để tiếp nhận tàu container khổng lồ, họ sẽ sử dụng Feeder Vessel để chuyển hàng hóa đến một cảng lớn hơn, chẳng hạn như cảng Singapore. Tại đây, các container sẽ được chuyển lên một tàu lớn để tiếp tục hành trình đến châu Âu.

>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu online

3. Phân loại Feeder Vessel (tàu trung chuyển)

phan-loai-Feeder-Vessel
 

Dựa trên kích thước và sức chứa Feeder Vessel được phân thành 3 loại:

+ Small Feeder: Sức chứa dưới 1,000 TEU, tàu này thường hoạt động trong phạm vi ngắn, kết nối các cảng nhỏ với các cảng trung chuyển lớn.

+ Feeder: Sức chứa từ 1,000 đến 2,000 TEU là tàu trung chuyển kích cỡ vừa, hoạt động linh hoạt giữa các cảng lớn và các cảng nhỏ hoặc cảng khu vực. Đây là phân loại phổ biến cho các tuyến vận tải trong nội khu vực.

+ Feedermax: Sức chứa từ 2,000 đến 3,000 TEU, là loại tàu trung chuyển lớn hơn, được sử dụng để vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn hơn giữa các cảng khu vực hoặc giữa cảng nhỏ và cảng trung tâm.

Dựa trên tuyến đường hoạt động Feeder Vessel được phân thành 2 loại:

Feeder nội khu vực (Intra-regional Feeder) hoạt động trong phạm vi một khu vực địa lý cụ thể, chẳng hạn như châu  u, Đông Nam Á. 

Feeder quốc tế (International Feeder): là các tàu trung chuyển phục vụ các tuyến quốc tế, thường chuyển hàng hóa từ các cảng khu vực nhỏ sang các cảng trung tâm quốc tế lớn hơn. 

Ví dụ: Một Feeder Vessel chở hàng từ cảng nhỏ ở châu Á đến cảng trung tâm như Singapore hoặc Hong Kong để kết nối với các tuyến quốc tế.

Dựa trên loại hàng hóa vận chuyển có: tàu chở container, tàu trung chuyển chở hàng rời, tàu chở hàng lỏng

>> Xem thêm: Cách tính chi phí xếp dỡ, thời gian xếp dỡ, và thưởng phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến

4. Ưu nhược điểm của Feeder Vessel

Feeder Vessel mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong lĩnh vực vận tải biển, bao gồm:

  • Phục vụ cảng nhỏ: Với khả năng tiếp cận các cảng nhỏ hoặc những nơi có điều kiện hạ tầng hạn chế, Feeder Vessel kết nối các khu vực này với các tuyến vận tải lớn hơn, mở rộng phạm vi phục vụ của mạng lưới hàng hải toàn cầu.

  • Nâng cao hiệu quả giao nhận: Tàu trung tâm giúp thu gom hàng hóa từ các cảng lớn và vận chuyển đến các cảng nhỏ trong khu vực, tối ưu hóa thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển.

  • Khả năng thích ứng cao: Với thiết kế nhỏ gọn và linh hoạt, tàu feeder có thể hoạt động ở nhiều cảng khác nhau, ngay cả những nơi có không gian hạn chế hay độ sâu mực nước không phù hợp cho các tàu lớn.

  • Giảm tải cho cảng lớn: Bằng việc phân phối hàng hóa từ các cảng lớn đến các cảng nhỏ, Feeder Vessel giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trung tâm, duy trì hiệu suất cao cho các hoạt động cảng biển.
    Tiết kiệm chi phí vận hành: Nhờ khả năng tối ưu hóa quy trình vận tải, Feeder Vessel giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển và giảm thời gian giao nhận hàng.

  • Ổn định chuỗi cung ứng: Việc duy trì lưu thông hàng hóa thường xuyên qua các cảng nhỏ và trung tâm giúp đảm bảo tính ổn định cho chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro gián đoạn trong quá trình vận tải.

  • Sử dụng tàu trung chuyển cũng giúp giảm thiểu số lượng giao dịch trực tiếp tại các cảng lớn, tập trung vào các điểm chuyển hàng chủ chốt và rút ngắn thời gian lưu kho, qua đó tăng hiệu quả sử dụng các tuyến vận chuyển.

Những nhược điểm của Feeder Vessel bao gồm:

  • Dung lượng vận chuyển hạn chế: Với sức chứa nhỏ hơn so với các tàu container lớn, tàu trung chuyển không thể vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn trong mỗi chuyến, điều này dẫn đến việc phải vận hành nhiều chuyến hơn, gây tăng chi phí và tần suất cập cảng.

  • Tốc độ vận chuyển chậm: Do phải dừng lại tại nhiều cảng khác nhau để giao và nhận hàng, tàu trung chuyển thường có thời gian vận chuyển lâu hơn, không phù hợp với các lô hàng yêu cầu tốc độ cao và thời gian giao hàng chặt chẽ.

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết: Với kích thước nhỏ hơn và khả năng chịu đựng thời tiết kém hơn, tàu trung chuyển dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi, làm tăng nguy cơ chậm trễ và rủi ro hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Feeder Vessel (tàu trung chuyển) đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống vận tải biển quốc tế, đặc biệt là trong ngành xuất nhập khẩu và logistics. Với khả năng kết nối các cảng nhỏ hoặc có hạ tầng hạn chế với các cảng trung tâm lớn, Feeder Vessel giúp tối ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Trong bối cảnh ngành logistics ngày càng phát triển, vai trò của Feeder Vessel càng trở nên thiết yếu, đảm bảo dòng chảy hàng hóa thông suốt giữa các khu vực và quốc gia. Hy vọng qua bài viết trên Gia đình xuất nhập khẩu đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc của bạn.

Bạn đang làm việc ngành xuất nhập khẩu và muốn cải thiện thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu, hoặc cần tư vấn về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn sàng giải đáp.  

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?

Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo