Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì? Phân Biệt Với Hàng Mậu Dịch

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 13/09/2024 20 phút đọc

Hàng phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch có được bán không, có phải đóng phí không? Hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch khác nhau như thế nào. Tất cả những vướng mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết sau của Gia đình xuất nhập khẩu .

hang-phi-mau-dich-la-gi
 

1. Hàng phi mậu dịch là gì?

Hàng phi mậu dịch là loại hàng hóa được xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, kinh doanh hoặc tạo ra lợi nhuận. Đây là những hàng hóa thường phục vụ các mục đích cá nhân, viện trợ, quà tặng, hoặc hàng mẫu, hành lý cá nhân…

Hàng phi mậu dịch không bị ràng buộc bởi các yêu cầu chặt chẽ về hợp đồng thương mại, không cần phải qua các bước đàm phán mua bán như hàng hóa mậu dịch mà thường thông qua các thỏa thuận.

Ví dụ điển hình về hàng phi mậu dịch: quà tặng từ người thân ở nước ngoài gửi về, các hàng mẫu mà doanh nghiệp gửi qua lại để kiểm tra chất lượng trước khi ký kết hợp đồng, hoặc hàng hóa viện trợ nhân đạo cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Hàng phi mậu dịch thường được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu, nhưng vẫn cần tuân theo các quy định về hải quan và kiểm tra chất lượng tùy thuộc vào loại hàng hóa cụ thể.

>> Xem thêm: Gia Công Là Gì? Các Mặt Hàng Gia Công Ở Việt Nam

2. Đặc điểm của hàng phi mậu dịch

Hàng phi mậu dịch không được dùng để bán: Hàng phi mậu dịch không phục vụ mục đích thương mại, chỉ dành sử dụng cho các mục đích nhân đạo, viện trợ, biếu tặng hoặc là hàng mẫu. Việc bán hàng phi mậu dịch có thể vi phạm quy định hải quan và dẫn đến truy thu thuế. Nếu có ý định bán hàng, bạn cần khai báo hàng mậu dịch và tuân thủ các quy định về thuế và hải quan.

Thủ tục hải quan đơn giản hơn: So với hàng mậu dịch, hàng phi mậu dịch thường có thủ tục hải quan dễ dàng hơn. Hàng hóa này không yêu cầu hợp đồng thương mại hay hóa đơn mua bán nhưng vẫn cần các giấy tờ cơ bản để chứng minh tính chất phi thương mại.

Hàng phi mậu dịch có thuế suất thấp hoặc miễn thuế tùy thuộc vào loại hàng hóa, quốc gia và các hiệp định thương mại. Ví dụ, các quà tặng, hàng mẫu hoặc hàng hóa không có giá trị thương mại cao thường được miễn thuế nhập khẩu, nhưng vẫn có thể phải chịu các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có. Bạn có thể tham khảo chi tiết về các định mức miễn thuế áp dụng cho hàng phi mậu dịch tại Khoản 2 Điều 8 của  Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Mã loại hình Xuất nhập khẩu của hàng phi mậu dịch:

- Với loại hình xuất khẩu: Mã loại hình của hàng phi mậu dịch là H21 hàng xuất khẩu khác.

- Với loại hình nhập khẩu: Mã loại hình của hàng phi mậu dịch là H11 hàng nhập khẩu khác.

3. Phân biệt hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch

PHAN-BIET-HANG-PHI-MAU-DICH
 

Hàng mậu dịch và phi mậu dịch có những điểm giống nhau sau:

Đều phải chịu thuế: Tùy vào từng loại hàng hóa và quy định cụ thể, cả hai loại hàng có thể phải chịu thuế nhập khẩu hoặc các loại thuế liên quan, dù hàng phi mậu dịch thường có ưu đãi thuế hơn.

Phải làm thủ tục hải quan: Dù có sự khác biệt về mức độ phức tạp, cả hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch đều chịu sự giám sát của hải quan, phải làm thủ tục hải quan để đảm bảo hợp pháp hóa quá trình nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

Đều phải kèm theo hóa đơn (các loại phí vận chuyển, phí quốc tế…) để cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của hàng hóa và kiểm soát được giá trị hàng hóa.

Điểm khác nhau của hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch được thể hiện qua bảng sau:

Tiêu chí  

Hàng phi mậu dịch  

Hàng mậu dịch  

Mục đích  

Không nhằm mục đích kinh doanh, lợi nhuận  

Nhằm mục đích thương mại, kinh doanh sinh lợi nhuận  

Đối tượng sử dụng  

Cá nhân, quà tặng, hàng mẫu, viện trợ  

Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh  

Thủ tục hải quan  

Đơn giản hơn, không yêu cầu hợp đồng thương mại  

Thủ tục phức tạp hơn, cần hợp đồng mua bán, giấy tờ đầy đủ  

Giá trị hàng hóa  

Thường có giá trị thấp, không có giá trị thương mại  

Có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho mục tiêu sinh lời  

Thuế và phí  

Có thể miễn thuế hoặc chịu thuế suất thấp  

Phải đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT, và các loại thuế khác  

Số lượng  

Thường số lượng nhỏ, không đáng kể  

Số lượng lớn, phục vụ cho hoạt động thương mại  


4. Quy trình thực hiện các thủ tục hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bộ chứng từ

Tờ khai hải quan: Khai báo hàng hóa phi mậu dịch trên tờ khai hải quan điện tử hoặc bản giấy (tùy quy định của từng quốc gia).
Giấy tờ liên quan:
Hóa đơn thương mại (nếu có) hoặc hóa đơn giá trị hàng hóa (ví dụ đối với hàng quà tặng, hàng mẫu).
Vận đơn (Bill of Lading) hoặc giấy chứng nhận xuất xứ CO (nếu yêu cầu).
Chứng từ đặc biệt: Nếu hàng hóa yêu cầu giấy phép kiểm tra chuyên ngành như hàng thực phẩm, mỹ phẩm, hoặc hàng dễ hỏng.

Bước 2: Sau khi đã có bộ chứng từ đầy đủ tiến hành khai tờ khai hải quan. Hải quan tiếp nhận tờ khai, kiểm tra chi tiết kỹ càng các thông tin trong hồ sơ so sánh với hàng hóa thực tế và phân luồng tờ khai. đăng ký tờ khai hải quan

Bước 3: Nếu tờ khai được thông quan, thì nộp thuế và lệ phí nhập khẩu theo quy định và thông quan hàng hóa

Bước 4: Mang hàng hóa phi mậu dịch về kho bảo quản và sử dụng, tờ khai thông quan thì tiến hành thanh lý tờ khai và làm thủ tục để mang hàng về kho, sử dụng.
Trên đây là bốn bước thực hiện các thủ tục hải quan khi thông quan hàng phi mậu dịch bạn cần nắm chắc nếu muốn nhập khẩu loại hàng hóa này. 

>> Xem nhiều: Quy Trình Nhập Khẩu Hàng Hóa Chi Tiết

Quy Trình Thông Quan Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu

5. Những lưu ý khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng phi mậu dịch?

Khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm đặc biệt sau đây:

- Hàng phi mậu dịch cũng chịu thuế nhập khẩu, nhưng nếu giá trị hàng hóa dưới 1,000,000 VND thì sẽ được miễn thuế. Đối với doanh nghiệp chế xuất, khi nhập khẩu hàng phi mậu dịch, họ không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.

- Hàng phi mậu dịch vẫn có thể được hưởng thuế suất ưu đãi nếu có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Tuy nhiên, thuế GTGT của hàng phi mậu dịch không được khấu trừ mà sẽ được tính vào chi phí khác khi khai báo thuế.

- Hàng phi mậu dịch có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản và doanh nghiệp sẽ ghi nhận vào doanh thu khác.

- Đối với việc thanh toán, hàng phi mậu dịch có thể thanh toán qua ngân hàng hoặc không cần thanh toán, ví dụ như hàng mẫu hoặc hàng viện trợ nhân đạo thường không yêu cầu thanh toán.

- Hàng phi mậu dịch đa phần không phải trải qua quy trình kiểm tra chuyên ngành, không cần chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, hoặc công bố sản phẩm.

>> Xem nhiều: Khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Trên đây Gia đình xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết về hàng phi mậu dịch, sự khác biệt với hàng mậu dịch, những đặc điểm và lưu ý đối với nhập khẩu hàng phi mậu dịch mà các cá nhân, doanh nghiệp cần nắm bắt được để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu hàng hóa.

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Bài viết tiếp theo

Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?

Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo