Nhân Viên Logistics Gồm Những Vị Trí Nào? Công Việc Chi Tiết

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 28/08/2024 17 phút đọc

Cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành logistics đang trở thành một trong những ngành dịch vụ quan trọng và có nhu cầu phát triển mạnh mẽ. Nhân viên logistics là lực lượng chủ chốt góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Vậy nhân viên logistics bao gồm những vị trí nào? Công việc chi tiết của từng vị trí ra sao? Hãy cùng Gia đình Xuất nhập khẩu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

nhan-vien-logistics-gom-nhung-vi-tri-nao

 

1. Nhân Viên Logistics Là Gì?

Logistics là dịch vụ cung cấp và vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Công việc của nhân viên logistics bao gồm lập kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa và quản lý thông tin liên quan đến nguyên liệu từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.

Logistics có rất nhiều vị trí công việc và đang trở thành một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong những năm gần đây.

>> Xem nhiều: Ngành Logistics là gì? Ngành Logistics học gì? Cơ hội việc làm của ngành Logistics.

2. Các vị trí nhân viên logistics phổ biến

Trong ngành logistics, có nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí đảm nhận một vai trò quan trọng trong việc vận hành và quản lý chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số vị trí công việc nhân viên logistics phổ biến:

2.1. Nhân viên kho vận (Warehouse Staff)

Nhân viên kho vận chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa từ việc tiếp nhận, lưu trữ, phân phối đến vận chuyển. Họ cần đảm bảo hàng hóa được bảo quản đúng cách và giao đúng thời hạn theo kế hoạch. Công việc này đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ năng quản lý kho và khả năng xử lý thông tin nhanh chóng.

Các công việc chính :

+ Tiếp nhận và lưu trữ hàng hóa, phân bổ không gian trong kho.

+ Phân phối hàng hóa từ kho đến các điểm vận chuyển hoặc điểm bán lẻ.

+ Thu thập và kiểm kê thông tin hàng hóa trong kho, đảm bảo tính chính xác.

+ Chuẩn bị báo cáo cho quản lý và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.

2.2. Nhân viên kinh doanh (Logistics Sales Staff)

Nhân viên kinh doanh logistics có nhiệm vụ chính là bán các dịch vụ của công ty logistics như vận chuyển hàng hóa, làm chứng nhận C/O thực hiện các thủ tục, giấy tờ kiểm tra chuyên ngành, và đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp. Họ cần tìm kiếm khách hàng, thương lượng hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên sale logistics:

+ Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics.

+ Đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ khách hàng hoàn tất hợp đồng và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ.

+ Giải quyết các vấn đề phát sinh và báo cáo cho quản lý.

2.3. Nhân viên chứng từ logistics (Document Staff)

Nhân viên chứng từ chịu trách nhiệm xử lý các giấy tờ liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác để đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa khi thông quan.

Nhân viên chứng từ logistics thường làm các công việc chính sau:

+ Soạn thảo và xử lý chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ,...

+ Chuẩn bị hồ sơ hải quan và các giấy tờ liên quan.

+ Phối hợp với bộ phận hiện trường làm thủ tục thông quan hàng hóa.

+ Lưu trữ chứng từ và báo cáo cho quản lý.

2.4. Nhân viên cảng, điều phối container.

Nhân viên cảng, điều phối container làm việc trực tiếp tại cảng, kho bãi, chịu trách nhiệm điều phối container và đảm bảo quá trình xếp dỡ hàng hóa diễn ra suôn sẻ.

Nhiệm vụ chính:

+ Kiểm soát thiết bị, công cụ xếp dỡ và băng tải vận chuyển hàng.

+ Điều động phương tiện và công nhân bốc xếp hàng hóa.

+ Xử lý các vấn đề phát sinh.

2.5. Chuyên viên thu mua (Purchasing Staff)

Chuyên viên thu mua đảm bảo nguyên liệu được mua từ nhà cung cấp uy tín với giá cả và thời gian hợp lý. Công việc này đòi hỏi khả năng đàm phán và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả.

+ Làm việc với bộ phận sản xuất để xác định mặt hàng cần thu mua.

+ Quản lý hoạt động thu mua và theo dõi đơn hàng.

+ Đánh giá hiệu quả đơn hàng và đảm bảo tuân thủ hợp đồng mua hàng.

2.6. Nhân viên giao nhận (Forwarder)

Nhân viên giao nhận quản lý các hoạt động liên quan đến chuyển thư từ, kiện hàng hoặc hàng hóa. Họ đảm bảo quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Và trực tiếp làm các công việc sau:

+ Tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

+ Phối hợp với các cơ quan nhà nước và đối tác để hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu.

+ Quản lý và giám sát hàng hóa tại cảng, kho.

cong-viec-cua-nhan-vien-logisitcs

 

2.7. Nhân viên hải Quan (Customs Clerk)

Nhân viên hải quan đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất nhập khẩu và quá trình thông quan diễn ra thuận lợi. Công việc này yêu cầu kiến thức chuyên môn cao và sự cẩn trọng trong xử lý giấy tờ.

+ Kiểm tra và phân luồng hàng hóa tại cảng.

+Thực hiện khai báo hải quan và hướng dẫn nhân viên hiện trường làm thủ tục thông quan.

+ Đảm bảo hàng hóa lưu thông suôn sẻ.

2.8. Chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Specialist)

Chuyên viên thanh toán quốc tế hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Công việc này yêu cầu kiến thức sâu rộng về thương mại quốc tế và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Các công việc chính:

+ Tiếp nhận chứng từ và cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng.

+ Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ và hồ sơ.

+ Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ thanh toán và lưu trữ chứng từ.

2.9. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service)

Nhân viên chăm sóc khách hàng logistics có nhiệm vụ tư vấn và cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách hàng. Họ cần theo dõi tình trạng hàng hóa và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

+ Cung cấp tài liệu và thông tin cần thiết cho khách hàng.

+ Xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

+ Theo dõi sát tiến độ giao nhận và giải quyết các vấn đề phát sinh.

>> Xem thêm: Công Việc Của Nhân Viên Sale Logistics Là Gì? Người Mới Làm Sales Logistics Giỏi Được Không?

Lộ Trình Học Sales Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

3. Cơ hội việc làm và mức lương nhân viên logistics

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành logistics và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Bộ Công Thương ước tính, đến năm 2030, ngành logistics sẽ cần đến 700.000 lao động,  Khi mới ra trường, bạn có thể làm việc tại các công ty dịch vụ logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc dịch vụ vận tải với các vị trí như kho vận, cung ứng vật tư, thu mua, hải quan, thanh toán quốc tế,...

Mức lương ngành logistics

Mức lương trong ngành logistics phụ thuộc vào kinh nghiệm, vị trí và công việc cụ thể. Theo tổng hợp của chúng tôi, mức lương nhân viên logistics trung bình dao động từ 10 - 12 triệu đồng/tháng.

Với kinh nghiệm và kỹ năng cao hơn, bạn có thể đạt mức lương trên 12 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, khi tích lũy đủ kinh nghiệm, bạn có thể tự điều hành doanh nghiệp riêng và thu nhập sẽ không giới hạn.

4. Yếu tố kỹ năng cần thiết để học logistics

Để thành công trong ngành logistics, bạn cần có những kỹ năng sau:

Chịu áp lực tốt: Ngành logistics đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng lúc.
Tỉ mỉ, cẩn thận: Một sai sót nhỏ trong giấy tờ hoặc quy trình có thể gây ra hậu quả lớn.
Kỹ năng tính toán: Tính toán ngân sách hợp lý và tối ưu hóa chi phí là yếu tố quan trọng.
Kỹ năng ngoại ngữ: Tiếng Anh là một lợi thế lớn giúp bạn phát triển sự nghiệp trong các doanh nghiệp nước ngoài.

Ngành Logistics hiện đang là một lĩnh vực tiềm năng, với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng cao. Hiện nay, có khoảng 20 trường đại học ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành logistics như ĐH Giao thông vận tải Hà Nội/HCM, ĐH Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)... là những lựa chọn hàng đầu.

Đối với những người làm trái ngành, các trung tâm đào tạo như Trung tâm Xuất nhập khẩu Lê Ánh, Trung tâm Đào tạo Xuất nhập khẩu Eximtrain, MASIMEX là những địa chỉ uy tín mà bạn có thể cân nhắc.

Có thể thấy rằng nhân viên logistics có rất nhiều vị trí công việc khác nhau, đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng cao. Trên đây Gia đình xuất nhập khẩu đã nêu công việc chi tiết của từng vị trí nhân viên logistics để các bạn hiểu rõ hơn về công việc trong ngành logistics và tìm được vị trí phù hợp với năng lực và sở thích của mình để đạt được thành công trong sự nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể chia sẻ cùng bạn.

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Luồng Đỏ Hải Quan Là Gì? Quy Trình Kiểm Hóa Luồng Đỏ

Luồng Đỏ Hải Quan Là Gì? Quy Trình Kiểm Hóa Luồng Đỏ

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo