Học Logistics Ở Đâu? Ra Làm Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 13/08/2024 18 phút đọc

Học Logistics ở đâu? Ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Các vị trí công việc trong ngành logistics? Và lời khuyên nào cho người mới bắt đầu học logistics đang là vấn đề quan tâm lớn nhất của các bạn đang muốn theo ngành Logistics. Gia đình xuất nhập khẩu sẽ chia sẻ thông tin chi tiết với bạn qua bài viết dưới đây.

1. Học Logistics ở đâu?

Với nhu cầu nhân sự khá lớn của ngành logistics, các bạn muốn tham gia làm việc trong ngành cũng rất phân vân học logistics ở đâu tốt?

hoc-logistics-o-dau
 

1.1 Học Logistics ở các trường đại học

Với các bạn đang chuẩn bị chuẩn bị là sinh viên, muốn tìm hiểu học logistics ở đâu có thể tham khảo các ngành học tại trường đại học đào tạo chất lượng về ngành logistics sau:

-Trường đại học Ngoại thương 
+ Ngành Kinh tế quốc tế
+ Ngành Kinh doanh quốc tế
+Ngành Kinh tế: Kinh tế đối ngoại và Thương mại quốc tế....

-Trường đại học Giao thông vận tải HCM/ Hà Nội 
+Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
+Ngành Kinh tế vận tải ...

-Đại học hàng hải Việt Nam 
+Quản trị kinh doanh quốc tế
+Quản trị kinh doanh thương mại và Thương mại quốc tế
+Kinh tế: chuyên ngành Hải quan

-Trường đại học kinh tế quốc dân

+Quản trị kinh doanh quốc tế
+Quản trị kinh doanh thương mại và Thương mại quốc tế
+Kinh tế: chuyên ngành Hải quan

Ngoài ra có một số trường khác đào tạo về ngành Logistics như Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM….

1.2 Học logistics qua các khóa học logistics ngắn hạn

Với các bạn đã đi làm muốn chuyển ngành, chuyển đổi vị trí công việc, các bạn đã làm trong ngành logistics nhưng muốn học Logistics để nâng cao nghiệp vụ … có thể tham gia các khóa học đào tạo logistics ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo uy tín. Từ đó nhanh chóng nắm bắt kiến thức, bổ sung kinh nghiệm thực tế logistics để có thể ra làm việc.

2. Logistics là gì? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics

2.1 Logistics là gì?

Logistics là khâu trung gian, dịch vụ hậu cần để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Logistics bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, kiểm tra, thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, hoạch định cung cầu, quản trị tồn kho.... Logistics còn bao gồm cả hoạt động lập kế hoạch sản xuất, dịch vụ khách hàng, đóng gói…

>> Xem chi tiết: Ngành logistics là gì? Ngành logistics học trường nào?

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng, đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hóa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, là một trong những yếu tố then chốt giúp cho vòng đời của sản phẩm thành công.

Hiện nay hoạt động xuất nhập khẩu, logistics ngày càng tăng lên với số lượng lớn. Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Doanh nghiệp Logistics hiện đang “khát” nhân lực được đào tạo chất lượng, có những kiến thức thực tế để áp dụng vào công việc ngay.

2.2 Nhu cầu về nhân lực ngành Logistics

Theo PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đánh giá, ngành logistics Việt Nam hiện nay đang có nhu cầu nhân lực rất lớn, nhưng chất lượng nhân sự hầu hết còn yếu, chưa đáp ứng được những kỹ năng cơ bản, những yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo dự báo đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam còn thiếu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao, đã qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ, có kiến thức thực tế và năng lực ngoại ngữ.

Hiện tại số lượng nhân sự đã qua đào tạo chỉ chiếm 6% - 7% lực lượng lao động trong ngành. Các doanh nghiệp Logistics hiện nay đang tập trung vào việc tự đào tạo, một số doanh nghiệp cử nhân viên tham gia các khóa học logistics ngắn hạn, các lớp đào tạo inhouse logistics trực tiếp tại doanh nghiệp trong 1 - 2 tháng. Một số ít doanh nghiệp cử nhân viên đi học thạc sĩ trong nước và chỉ có ít doanh nghiệp cử nhân viên đi học nước ngoài.

Qua đây ta thấy nhu cầu nhân lực ngành logistics hiện nay rất cao, cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho những bạn muốn tham gia vào lĩnh vực này.

3. Ra làm gì sau khi học logistics?

Với chức năng của mình, logistic thường tập chung thành 3 mảng chính: kho bãi, giao nhận, vận chuyển.

Khi mới bắt đầu tham gia vào ngành logistics, bạn có thể làm việc cho các công ty dịch vụ Logistics, công ty xuất nhập khẩu, công ty hoạt động về dịch vụ vận tải, giao nhận…

Bạn có thể sẽ đảm nhiệm những vị trí công việc như: Vận hành kho; Kinh doanh; nhân viên Chứng từ; Khai thác Cảng; nhân viên thu mua; Nhân viên giao nhận hiện trường; Nhân viên Hải quan; Thanh toán quốc tế; Chăm sóc khách hàng dịch vụ logistics, …

Dưới đây là mô tả chi tiết một số vị trí công việc khi học logistics xong có thể đảm nhận

Nhân viên vận hành kho
+Sắp xếp lịch vận chuyển hàng hóa của khách hàng một cách khoa học, đúng thời gian với thỏa thuận đặt ra một cách tiết kiệm chi phí nhất.
+Theo dõi, quản lý việc vận chuyển, bốc xếp, giao nhận hàng hóa.
+Giám sát, hướng dẫn kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa của đơn hàng
+Quản lý, lưu trữ chứng từ, hóa đơn một cách khoa học.
+Xử lý linh hoạt, hiệu quả các sự cố phát sinh
+Mức lương trung bình của nhân viên vận hành kho logistic từ 8.000.000 VNĐ đến 12.000.000 VNĐ.

Nhân viên chứng từ:

+Thực hiện các công việc như: chuẩn bị bộ chứng từ XNK, xử lý các chứng từ XNK.
+Chuẩn bị bộ chứng từ khai hải quan, xin cấp giấy phép kiểm tra chuyên ngành…
+Ngoài ra, nhân viên chứng từ còn cần phải liên hệ khách hàng và làm việc với các bộ phận khác trong công ty, với bộ phận hiện trường để làm thủ tục thông quan hàng hóa.
+Mức lương ở vị trí này trung bình 8.000.000 VNĐ đến 13.000.000 VNĐ.

Nhân viên giao nhận hiện trường:

+Làm việc trực tiếp tại cảng biển, bến cảng, kho hàng không,.. thực hiện tiếp nhận chứng từ, làm thủ tục Khai báo hải quan cho lô hàng hóa XNK khẩu, lấy D/O, chạy lệnh…
+Sắp xếp, điều động phương tiện hỗ trợ vận chuyển.
+Phối hợp với các bộ phận khác xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan hàng hóa, giao nhận hàng hóa.
+Mức lương ở vị trí này trung bình 8.000.000 VNĐ đến 11.000.000 VNĐ.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

+Đảm nhận cung cấp các tài liệu cần thiết cho khách hàng, xử lý yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, hiệu quả. Thường xuyên theo dõi và thông báo kịp thời về tình trạng vận chuyển hàng hóa với khách hàng và duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ. 
+Mức lương ở vị trí này trung bình 8.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ

4. Lời khuyên cho người mới bắt đầu học Logistics

Với các bạn mới bắt đầu học logistics nên tham gia các khóa học logistics ngắn hạn tại các trung tâm đào tạo thực tế để có thể áp dụng ngay kiến thức, kinh nghiệm sau khóa học.

LOI-khuyen-cho-nguoi-moi-bat-dau-hoc-logistics
 

Cách lựa chọn địa điểm học logistics phù hợp
+Hãy chọn các trung tâm đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau:
+Giảng viên đều là các chuyên gia trong lĩnh vực logistics có kinh nghiệm thực chiến, đang làm trong ngành Logistics.
+Chương trình đào tạo bài bản, gắn sát với thực tế công việc
+Được thực hành nhiều với các chứng từ thực tế, khi đi làm doanh nghiệp có thể sử dụng được luôn mà không cần đào tạo lại.
+Trung tâm thường có các chính sách hỗ trợ nghiệp vụ sau khóa học, hỗ trợ học viên khi đi làm.

Top các trung tâm cung cấp khóa học Logistics uy tín.

- Trung tâm Lê Ánh: 
+Giảng viên đều có trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành Logistics. 
+Chương trình đào tạo được thiết kế bởi các chuyên gia logistics, gắn với thực tế. Đào tạo các khóa học logistics, xuất nhập khẩu từ cơ bản tới chuyên sâu.
+Đây là một trong số ít trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu, logistics được cấp phép bởi sở GD & ĐT Hà Nội
+Ngoài ra có rất nhiều review phản hồi tốt về khoá học từ các học viên cũ, trung tâm thường xuyên mở các lớp học logistics, học xuất nhập khẩu với lịch học linh hoạt, hình thức học online - offline phù hợp với nhu cầu của các đối tượng.
Website: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

- Trung tâm Masimex
Giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong ngành Xuất nhập khẩu
Đào tạo sát với thực tiễn, chương trình đào tạo bài bản.
Tuy nhiên Masimex hiện tại có ít lịch học, chủ yếu đào tạo theo hình thức Online
Website: https://masimex.vn/

- Khóa học Logistics ngắn hạn tại đại học ngoại thương
Cơ sở đào tạo đầy đủ trang thiết bị
Giảng viên là các thạc sĩ, tiến sĩ trong trường ngoại thương
Chương trình học đầy đủ
Tuy nhiên theo nhận định chung tính thực tế thấp hơn các trung tâm đào tạo có giảng viên là những người đang trực tiếp làm nghề.
Website: https://www.ftu.edu.vn/

5. Lộ trình học tập và phát triển sự nghiệp

Với các bạn hoàn toàn mới trong ngành, các bạn sinh viên đúng chuyên ngành mới ra trường nên tham gia các khóa học logistics cơ bản nền tảng để bắt kiến thức nền tảng, quy trình xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ, quy trình trong hoạt động logistics và luật pháp liên quan.

Khi đã có kiến thức nền tảng về logistics bạn nên tham gia thêm khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu, khóa học Logistics chuyên sâu để nâng cao kỹ năng, phát triển các kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho công việc và thăng tiến xa trong ngành Logistics.

Liên tục thực hành kinh nghiệm: Tìm cơ hội thực tập và làm việc trong các dự án thực tế để áp dụng kiến thức đã học.

Phát triển mạng lưới: Kết nối với chuyên gia, các anh chị đang làm việc trong ngành logistics để học hỏi và tạo thêm các mối quan hệ hữu ích, liên tục cập nhật kiến thức mới.

Trên đây Gia đình xuất nhập khẩu đã tổng hợp chi tiết về ngành Logistics là gì? Học logistics ở đâu? Ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp khi học Logistics.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích tới các bạn đang quan tâm tới học logistics. Có bất kỳ góp ý, chia sẻ nào bạn hãy để lại bình luận phía dưới để cùng chúng tôi giải đáp.

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu [Hướng Dẫn A-Z]

Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu [Hướng Dẫn A-Z]

Bài viết tiếp theo

Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?

Muốn Làm Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu? Học Khóa Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo