Tiêu Chí SP (Specific Process) Là Gì?
Tiêu chí SP (Specific Process) là một tiêu chí quan trọng trong để xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO. Vậy tiêu chí SP là gì? Đặc điểm và lợi ích của tiêu chí SP (Specific Process) như thế nào? Hãy cùng Gia đình xuất nhập khẩu đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.
1. Tiêu chí SP (Specific Process) là gì?
Specific Process hay SP là công đoạn gia công, chế biến cụ thể là một trong những tiêu chí xuất xứ trên CO theo các FTAs.
SP hay quy trình sản xuất cụ thể là tiêu chí xuất xứ yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại quốc gia xuất xứ là viên của FTA thì thành phẩm mới được coi là có xuất xứ tại quốc gia đó và được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy định.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã tham gia vào 15 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ở cả cấp độ song phương và đa phương. Mỗi hiệp định này mang lại các ưu đãi về thuế quan cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường khác nhau.
Tuy nhiên, để được áp dụng những ưu đãi này, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) phù hợp với quy định. Và SP (Specific Process) là một trong tiêu chí để xin cấp CO. Các doanh nghiệp cần hiểu rõ về tiêu chí SP và các tiêu chí về xuất xứ để có thể xin cấp C/O một cách chính xác và nhanh chóng.
>> Xem nhiều: Thuật ngữ tiêu chí xuất xứ trên C/O
Ví dụ về tiêu chí SP (Specific Process) để bạn hình dung rõ hơn.
Đối với sản phẩm Phế liệu từ lông cừu có mã HS 5103.20 thì quy tắc xuất xứ trong ACFTA là thu được từ cừu được nuôi dưỡng trong khu vực ACFTA – Do đó quy tắc xuất xứ của ACFTA với sản phẩm mã HS 5103.20 là (Specific Process) - SP, với quy trình sản xuất được mô tả cụ thể là “thu được từ cừu được nuôi dưỡng trong khu vực ACFTA”
Với các sản phẩm dệt may quy tắc xuất xứ trong CPTPP là “Được sản xuất từ sợi trở đi trong phạm vi CPTPP, cho phép linh hoạt nhất định với một số mã HS”
Do đó, với các sản phẩm dệt may, quy tắc xuất xứ của CPTPP được xác định là SP (Specific Process), với quy trình sản xuất được mô tả cụ thể là “được sản xuất từ sợi trở đi trong phạm vi CPTPP”
2. Đặc điểm của tiêu chí SP (Specific Process)
Quy trình sản xuất cụ thể: Tiêu chí Specific Process yêu cầu hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại quốc gia xuất xứ. Những bước cụ thể này được xác định rõ ràng và tuân thủ theo tiêu chuẩn của quy tắc xuất xứ và được xác định là bước quan trọng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Định nghĩa chi tiết từng bước: Các bước trong quy trình sản xuất phải được mô tả chi tiết và chính xác, từ việc sử dụng nguyên liệu thô đến quá trình chế biến, gia công để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Áp dụng cho các ngành hàng đặc thù: Tiêu chí SP thường áp dụng cho các ngành hàng có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn cụ thể, chẳng hạn như dệt may, công nghiệp chế tạo, thực phẩm hoặc hóa chất.
Tuân thủ quy định vùng xuất xứ: Các sản phẩm phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy trình sản xuất hoặc chế biến trong phạm vi địa lý đã được quy định bởi thỏa thuận thương mại để được cấp C/O.
>> Xem thêm: GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA - Certificate of Origin(C/O)
CO Form E Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về C/O Form E
Xác định xuất xứ theo quy trình, không chỉ theo nguyên liệu: Sản phẩm có thể không cần sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ quốc gia đó, nhưng miễn là quy trình sản xuất quan trọng được thực hiện tại nước xuất xứ thì sản phẩm đó vẫn được coi là có xuất xứ theo tiêu chí SP.
Ưu điểm của tiêu chí SP là “không thay đổi”, nếu sản phẩm tuân theo cùng 1 quy trình sản xuất thì những hàng hóa đã đạt chuẩn sẽ luôn tiếp tục có xuất xứ tại quốc gia đó mà không phụ thuộc bởi các yếu tố đầu vào như nhân công, nguyên vật liệu vào khác (như khi tính theo tiêu chí RVC); cũng không bị ảnh hưởng khi nguồn cung nguyên liệu thay đổi (như tiêu chí CTC hay gặp).
3. Lợi ích của tiêu chí Specific Process (SP)
Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Tiêu chí SP yêu cầu sản phẩm cần tuân thủ quy trình sản xuất cụ thể giúp đảm bảo chất lượng và tính nhất quán của sản phẩm.
Tạo điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan: nếu đạt được tiêu chí SP tạo tiền đề cho doanh nghiệp đạt được các điều kiện để được cấp C/O, hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Từ đó góp phần giảm chi phí nhập khẩu vào các quốc gia đối tác.
Thúc đẩy sự phát triển trong nước: Bằng việc khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các bước sản xuất, gia công, chế biến, các công đoạn cụ thể phải thực hiện tại quốc gia xuất xứ, tiêu chí SP (Specific Process) góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất thực hiện nhiều công đoạn giá trị gia tăng tạo sự phát triển kinh tế nội địa và tạo việc làm cho lao động trong nước.
Đảm bảo tính minh bạch: tiêu chí Specific Process (SP) giúp xác định rõ ràng công đoạn nào cần thực hiện tại nước xuất xứ để hàng hóa đó được coi là có xuất xứ. Từ đó đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan của sản phẩm trong việc xác định xuất xứ.
Như vậy tiêu chí SP - Specific Process trong C/O đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xuất xứ hàng hóa. Giúp các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do FTA. Với các đặc điểm và lợi ích của mình, tiêu chí SP đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hy vọng những kiến thức mà Gia đình xuất nhập khẩu tổng hợp ở trên về tiêu chí SP - Specific Process sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SP một trong những tiêu chí quan trọng của C/O.
Nếu bạn cần biết sâu hơn kiến thức nghiệp vụ về CO những tiêu chí về CO, các loại form CO… hãy tham gia Khóa Học Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa (C/O) Chuyên Sâu để hiểu sâu và đầy đủ hơn.