Một số lỗi thường gặp khi thực hiện làm thủ tục hải quan

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 8 phút đọc

Khi làm thủ tục hải quan, người thực hiện thường gặp phải một số sai sót dẫn tới không được thông quan hàng hóa.

>>>>> Xem thêm: Hướng dẫn khai thông tin xuất khẩu (EDA)

Vậy bạn cần lưu ý gì khi làm thủ tục hải quan, cùng Gia đình xuất nhập khẩu tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1.Khai báo hải quan trên phần mềm VNACCS

Khi thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm, sẽ có những thông tin được phép chỉnh sửa, cũng có những thông tin một khi đã khai chính thức thì không thể sửa lại được. Nếu như lỡ khai sai, thì bạn sẽ mất nhiều thời gian để chỉnh sửa, bổ sung, và có khi còn bị phạt hoặc thực hiện khai tờ khai mới. Đặc biệt, nếu như tờ khai đó đã chốt đóng thuế thì sẽ mất nhiều thời gian để điều chỉnh số tiền đóng thuế.

Do vậy, việc khai báo hải quan là bạn phải đặc biệt lưu ý các thông tin khi thực hiện khai báo.

2.Thông tin trên bộ chứng từ không khớp

Đây là lỗi khá đặc trưng trong ngành xuất nhập khẩu, nhưng có thể mang lại hậu quả khó lường. Có những sai sót có thể khiến chủ hàng tổn thất nhiều về kinh phí, thời gian, công sức chỉ vì khai sai, hoặc nhầm lẫn về địa điểm giao hàng, hoặc tàu vận chuyển, số cont, số chì,…Do vậy, dù là bất kỳ chứng từ nào, bạn cũng cần phải đảm bảo thông tin trùng khớp, đúng cho lô hàng và phương thức vận chuyển, và các thông tin khác. Nếu phát hiện ra sai sót, lập tức điều chỉnh, hoặc báo về cho các bên liên quan để điều chỉnh kịp thời.

Một số lỗi thường gặp về thông tin không khớp như sai sót về chính tả, số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng hóa, điều kiện incoterms,…

Một số lỗi thường gặp khi thực hiện làm thủ tục hải quan

3.Sai sót trên C/O

Việc hưởng ưu đãi về C/O là một trong những bước giúp doanh nghiệp hưởng được mức thuế ưu đãi. Nếu có sai sót, bị bác bỏ C/O thì bạn đóng mức thuế không ưu đãi. Một số trường hợp trị giá theo FOB khai báo trên C/O không khớp trị giá khác như EXW, CNF, CIF,… với thông tin trên hóa đơn, hợp đồng. 

Trong trường hợp C/O được phát hành bởi bên thứ 3, thì số hóa đơn phải khớp với số hóa đơn được cấp bởi người bán hàng chứ không phải theo số của người gửi hàng phát hành. Lưu ý là phải đánh  dấu vào ô “Third Party Invoicing”…

4.Lỗi áp mã số HS

Việc tra mã HS không chính xác có xác suất cao vì trong biểu thuế quy định về hàng hóa có mô tả khá giống nhau. Tuy nhiên khi áp dụng mã HS khác nhau thì đồng nghĩa đó là một loại hàng hóa khác ứng với mức thuế suất khác nhau, được hưởng ưu đãi khác nhau. Người khai hải quan dễ bị nhầm lẫn trong trường hợp này vì có thể không nắm chắc được các nguyên tắc áp mã hàng hóa. khóa học xuất nhập khẩu số 1 việt nam

Mỗi hàng hóa chỉ áp dụng duy nhất một mã HS riêng. Người khai hải quan tuân thủ theo đúng nguyên tắc áp dụng mã HS.

Do chủ hàng thì luôn có xu hướng áp dụng mã HS có mức thuế suất thấp nhất trong khi hải quan thì có xu hướng ngược lại. Do vậy, người khai phải thật cẩn thận khai quyết định áp mã HS nào. Nếu không chắc chắn, có thể tham khảo từ phía hải quan về mã HS của hàng hóa khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu

Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để được hiểu hơn về các hướng đi phù hợp. Chúc bạn thành công!

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo