Quy định về nhập khẩu trang thiết bị y tế tại Thông tư 30/2015/TT-BYT

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 17/07/2024 11 phút đọc

Khi nhập khẩu trang thiết bị y tế, thông thường mặt hàng của bạn phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế của Bộ Y tế và làm kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế. Vậy những trang thiết bị y tế như thế nào phải làm kiểm tra chuyên ngành, quy định cụ thể về nhập khẩu thiết bị y tế như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong quy định tại Thông tư 30/2015/TT-BYT.

>>>>> Xem thêm: Thông tư 31/2017/TT-BYT danh mục hàng hóa kiểm tra chất lượng của Bộ Y Tế

1.Khái quát chung về nhập khẩu trang thiết bị y tế

1.Thông tư này quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là giấy phép nhập khẩu) mới 100% thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT.

2.Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế theo hình thức viện trợ (bao gồm cả trang thiết bị y tế còn trên 80% chất lượng), tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa, trang thiết bị y tế là tài sản di chuyển, trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và hướng dẫn của Bộ Công Thương. học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

2.Thuật ngữ trong Thông tư 30/2015/TT-BYT

(1) Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau:

+ Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương;

+ Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

+ Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống; học xuất nhập khẩu

+ Kiểm soát sự thụ thai;

+ Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế);

+ Sử dụng cho thiết bị y tế;

+ Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.

(2) Hóa chất chẩn đoán in-vitro bao gồm chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế (không bao gồm sinh phẩm chẩn đoán in-vitro).

(3) Nhà sản xuất là đơn vị thực hiện việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, dán nhãn trang thiết bị y tế trước khi được cung cấp. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

(4) Nhà phân phối là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tại nước ngoài được ủy quyền bởi chủ sở hữu để phân phối trang thiết bị y tế.

(5) Chủ sở hữu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu)

Là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trực tiếp thực hiện hoặc cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng danh nghĩa của mình để cung cấp trang thiết bị y tế bằng tên riêng của mình hoặc bằng bất kỳ nhãn hiệu, thiết kế, tên thương mại hoặc tên khác hoặc mã hiệu khác thuộc sở hữu hay kiểm soát của cá nhân, tổ chức đó và chịu trách nhiệm về việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, nhãn mác, bao bì hoặc chịu trách nhiệm về bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế hoặc xác định cho trang thiết bị y tế đó một mục đích sử dụng. học nguyên lý kế toán ở đâu tại tphcm

nhập khẩu trang thiết bị y tế

3.Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu

(1)Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT.

(2)Các trang thiết bị y tế không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT được nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật. học nghiệp vụ kế toán

Để tra cứu những trang thiết bị y tế phải xin giấy phép nhập khẩu, bạn nên đọc thêm phụ lục Thông tư 30/2015/TT-BYT.

DOWNLOAD thông tư 30/2015/TT-BYT: Tại đây

Mong rằng những chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu trong bài viết này hữu ích với bạn!

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Ngoài ra, muốn nắm bắt và hiểu rõ hơn các quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu để áp dụng chính xác vào thực tế, bạn có thể học nghiệp vụ xuất nhập khẩu tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu để được hướng dẫn một cách chi tiết.

Gia đình Xuất nhập khẩu – Kênh thông tin hữu ích ngành xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Hàng hóa phải làm kiểm tra chuyên ngành của Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội – Quyết định 08/2006/QĐ-BLĐTBXH

Hàng hóa phải làm kiểm tra chuyên ngành của Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội – Quyết định 08/2006/QĐ-BLĐTBXH

Bài viết tiếp theo

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo