Để chuẩn bị bộ chứng từ cho lô hàng xuất nhập khẩu, bạn cần có Vận đơn (Bill of lading – B/L), đó là chứng từ của nhà vận tải cấp cho nhà xuất nhập khẩu. Vì vậy, đây là chứng từ chứng minh hàng hóa đã được vận chuyển và xếp lên tàu. Vậy Vận đơn là gì? trên vận đơn cần có những thông tin gì? và chức năng của vận đơn cụ thể như thế nào?
>>>>> Xem thêm: Quy định mới về khai báo, nộp C/O, thể thức và nội dung của C/O kiểm tra xuất xứ hàng hóa
1.Vận đơn là gì?
Vận đơn nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì nó là đơn vận tải – thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…), là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu. học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
2.Nội dung trên Vận đơn
Tuy từng mặt hàng và thông lô hàng xuất nhập khẩu mà thông tin trên vận đơn có thể khác nhau. Tuy vậy, trên vận đơn bắt buộc phải có những nội dung dưới đây:
Tên & logo của hãng vận tải
Số vận đơn (B/L No.)
Số lượng bản gốc (No. of Originals)
Người gửi hàng (Shipper)
Người nhận hàng (Consignee)
Người thông báo (Notify Party) nhân viên nhân sự
Tên tàu & Số chuyến (Vessel & Voyage No.)
Cảng xếp (Port of Loading), cảng dỡ (Port of Discharge)
Số container, chì (Container No.; Seal No.)
Mô tả bao kiện, hàng hóa (Descripton of Packages and Goods)
Trọng lượng toàn bộ (Gross Weight), Dung tích (Measurement)
Cước và phí (Freight and Charges)
Ngày và địa điểm phát hành B/L (Place and Date of Issue)
Nội dung khác… học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Mặt sau của vận đơn gồm quy định chi tiết những điều khoản do hãng vận chuyển đã chuẩn bị và in sẵn trước, đó là những quy định bất di bất dịch, vì vậy nhà xuất khẩu chỉ có thể chấp nhận chứ không thay đổi được.
Tất nhiên những nội dung này phải phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế về vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
Nếu bạn làm về dịch vụ vận chuyển hay công ty bạn có thuê dịch vụ logistics thì các bạn cần hiểu rõ những quy định của hãng vận tải được in trên mặt sau của vận đơn, gồm các định nghĩa, các điều khoản chung, trách nhiệm của người chuyên chở, xếp dỡ và giao nhận, cước phí và phụ phí, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, miễn trách của người chuyên chở… học thực hành kế toán thuế
3.Các loại vận đơn
a.Vận đơn chủ MBL (Master bill)
Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.
Thông tin trên MBL cộng đồng xuất nhập khẩu
Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)
Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..
b.Vận đơn thứ HBL (House bill)
Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện.
Thông tin trên HBL khóa học kế toán
Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK
Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..
Vận đơn chủ và vận đơn thứ là 2 loại vận đơn được dùng rất phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài ra còn một số loại vận đơn khác như: khóa học phân tích báo cáo tài chính
- Vận đơn theo lệnh : người nhận sẽ là ngân hàng và bên nhận thông báo sẽ là người nhận hàng thực tế và thường là khi áp dụng phương thức thanh toán LC.
- Vận đơn đích danh : Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế trên phần shipper và consignee
4.Chức năng của vận đơn:
Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
5.Tác dụng của vận đơn:
+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng, hoc chung chi ke toan truong
+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,
+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
Vận đơn gốc
là bộ bill do hãng tàu/bay hoặc do FWD phát hành và thường có 3 bản
Phải gửi CPN sang cho người nhận hàng làm thủ tục lấy hàng
Tốn kém chi phí gửi và phức tạp trong quá trình theo dõi và thất lạc
Thường dùng cho phương thức thanh toán LC học kế toán thực hành ở đâu tốt
Vận đơn copy (Bill surrendered)
Không phải dùng bill gốc để lấy hàng
Nhanh chóng và thuận lợi cho shipper và cnee
Cũng cần có sự tin tưởng giữa shipper và cnee
Phương pháp này tốn phí và được gọi là Telex fee
Bill Seaway
– Giải phóng hàng ngay khi đến cảng thông qua mạng nội bộ của hãng tàu
– Phải có sự tin tưởng giữa shipper và cnee
– Tùy hãng tàu áp dụng loại bill này
– Phải là bill đích danh Trung tâm dạy kế toán
Switch bill of lading
là một dạng vận đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng. chứng chỉ hành nghề kế toán là gì
Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.
Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Bài viết tham khảo: học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!
Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các chứng từ trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định đề ra. Chúc bạn thành công!