Sự khác nhau giữa Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 15 phút đọc

Khi làm bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩu bạn sẽ nhận được Công ty Bảo hiểm cấp cho Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa.

Tuy vậy, nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa hai loại chứng từ này. Để hiểu rõ hơn về Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa và sử dụng cho phù hợp, hãy tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Quy định mới về khai báo, nộp C/O, thể thức và nội dung của C/O kiểm tra xuất xứ hàng hóa

1.Đơn bảo hiểm (Insurace Policy)

Chính là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ. Nội dung gồm hai mặt: mặt trước thường ghi các chi tiết về hàng, tàu, hành trình. Mặt sau thường ghi các điều lệ hay qui tắc của Công ty bảo hiểm. phòng hành chính nhân sự

Nội dung của một Đơn bảo hiểm chủ yếu bao gồm:

Ngày cấp đơn bảo hiểm, nơi kí kết HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm

Tên hàng được bảo hiểm, số lượng và trọng lượng của hàng

Qui cách đóng gói, loại bao bì và kí mã hiệu của hàng

Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển hàng

Cách xếp hàng trên tàu học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối, ngày tàu khởi hành

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm

Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm

Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường, do người được bảo hiểm chọn.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online tương tác với giảng viên

2.Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate = Certificate of Insurance)

Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng.

Điểm khác biệt thứ nhất giữa Insurance Policy và Insurance Certificate là về mặt nội dung.

Nội dung của Insurance policy là một dạng hợp đồng đầy đủ giữa người bảo hiểm với người được bảo hiểm, nó thể hiện đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện bảo hiểm, thời hiệu, mức phí, khấu trừ… Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận. Hay nói cách khác, nó là bằng chứng thể hiện sự tồn tại của thoả thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó. Trên một Insurance Certificate thường chỉ thể hiện một số nội dung cốt lõi của thoả thuận bảo hiểm, thí dụ: thời hiệu, hình thức, giá trị bảo hiểm… mà không bao gồm các chi tiết thoả thuận cụ thể, đầu đủ của một hợp đồng bảo hiểm như Insurance Policy thể hiện. tìm việc xuất nhập khẩu tại tphcm

bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Điểm khác biệt thứ hai giữa Insurance Policy và Insurance Certificate là tính chuyển nhượng

Insurance Policy bản gốc có chức năng chuyển nhượng được. Cụ thể là khi người xuất khẩu là người mua bảo hiểm, người này có thể thực hiện việc ký hậu trên mặt sau của Insurance Policy, gửi cho người nhập khẩu thì người nhập khẩu sẽ trở thành người được bảo hiểm và thụ hưởng số tiền bồi thường nếu có tổn thất xảy ra. Do vậy, đa số các thoả thuận bảo hiểm đều thể hiện ở dưới dạng Insurance Policy để thuận tiện cho hai bên mua bán. Còn một Insurance Certificate dù là bản gốc cơ bản không có giá trị chuyển nhượng. ngành xuất nhập khẩu học ở đâu

Điểm khác biệt thứ ba giữa Insurance Policy và Insurance Certificate là giá trị pháp lý.

Cả Insurance Policy và Insurance Certificate đều có giá trị trong việc đòi bồi thường và xử lý tranh chấp tại cấp tòa án. Về bản chất của nghiệp vụ bảo hiểm, Insurance Certificate tương đương với Insurance Policy nhưng xét về mặt pháp lý, Insurance Certificate không mạnh và chặt như một Insurance Policy, và một bản Insurance Certificate thuần tuý (không tích hợp đầy đủ nội dung và chức năng của Insurance Policy) thì không có giá trị đầy đủ trong việc xử lý tranh chấp, khiếu nại pháp lý. Khi đó, để giải quyết tranh chấp, phải kết hợp với Insurance Policy. học kế toán thuế ở đâu tốt

Vậy khi nào công ty bảo hiểm phát hành insurance policy, khi nào phát hành insurance certificate

Trong thực tế, điều này phụ thuộc vào yêu cầu của người được bảo hiểm và thực tiễn của việc mua bán. Nếu lô hàng được bảo hiểm là chuyến một, không giao hàng từng phần, không giao hàng nhiều lần, thì thường người mua bảo hiểm sẽ muốn công ty bảo hiểm cấp Insurance Policy vì những tiện ích liên quan đến nội dụng, tính chuyển nhượng và tính pháp lý như đã trình bày. Nếu lô hàng là giao nhiều lần, giao từng phần, thì công ty bảo hiểm đôi khi sẽ cấp chứng từ dưới tên Insurance Certificate, nhưng người mua bảo hiểm nên yêu cầu chứng thư này phải tích hợp đầy đủ nội dung như một Insurance Policy. Đặc biệt, trong trường hợp L/C yêu cầu các bên sử dụng Insurance Policy thì việc sử dụng Insurance Certificate không có giá trị thanh toán; ngược lại nếu LC chấp nhận Insurnace Certificate thì các bên cứ mặc nhiên sử dụng mà không cần nghi ngại. chứng chỉ kế toán

Còn một loại chứng từ bảo hiểm ít gặp nữa, đó là Insurance Cover Note: Giấy báo xác nhận bảo hiểm hay Phiếu xác nhận bảo hiểm tạm thời.

Đây là giấy tờ do công ty bảo hiểm hay môi giới bảo hiểm cấp, đảm bảo sẽ bảo hiểm cho đối tượng nào đó, hoặc xác nhận việc bảo hiểm chính thức có hiệu lực, tuy nhiên các nguyên tắc bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm tại thời điểm thoả thuận vẫn chưa được các bên thống nhất, hoặc đã thống nhất sơ bộ nhưng cần có thời gian để lập Insurance Policy. Khi khách hàng đề nghị bảo hiểm và đề nghị bảo hiểm này được chấp nhận thì Công ty bảo hiểm sẽ lập và gửi Phiếu xác nhận bảo hiểm tạm thời để làm bằng chứng. Sau đó sẽ phát hành một hợp đồng bảo hiểm chính thức. Insurance Cover Note giống như một biên bản/Thoả thuận ghi nhớ về việc bảo hiểm vậy. kế toán lê ánh

Insurance Cover Note thường có giá trị làm vật thay thế tạm thời trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hiệu lực bảo hiểm đến lúc cấp Insurance Policy chính thức. Khoảng thời gian này thường có giá trị tối đa là một tháng. Thỏa thuận bảo hiểm này thường được phát hành trong trường hợp bảo hiểm từ kho tới kho, khi đó hiệu lực và quãng đường bảo hiểm đã bắt đầu, trong khi người mua bảo hiểm chưa thể cung cấp vận đơn nháp để công ty bảo hiểm phát hành Insurance Policy chính thức.

Bài viết tham khảo: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất 

Mong rằng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Nguồn tham khảo: https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/

Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định đề ra. Chúc bạn thành công!

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Vận đơn là gì? Chức năng và tác dụng của Vận đơn (bill of lading)

Vận đơn là gì? Chức năng và tác dụng của Vận đơn (bill of lading)

Bài viết tiếp theo

Phí Handling Fee Là Gì? Cách Tính Và Thông Tin Cần Biết

Phí Handling Fee Là Gì? Cách Tính Và Thông Tin Cần Biết
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo