Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ cho mục đích tính thuế, thống kê hải quan (Khoản 24 Điều 4 Luật hải quan 2014), vì vậy, việc Hải quan bác bỏ trị giá khai báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính thuế xuất nhập khẩu.
Các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo căn cứ theo Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
1.Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có đủ bác bỏ trị giá khai báo nếu thuộc một trong các trường hợp sau: giấy ủy quyền
a.1) Người khai hải quan không khai, hoặc khai không đúng, không đủ một trong các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) có ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
Chi tiêu trên tờ khai hải quan bao gồm: Địa điểm dỡ hàng, phương thức thanh toán, mã phân loại khai trị giá, phí vận chuyển, phí bảo hiểm, mã và tên các khoản điều chỉnh, chi tiết khai trị giá, tổng hệ số phân bổ trị giá tính thuế, mô tả hàng hóa, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, đơn giá tính thuế, trị giá tính thuế, trị giá hóa đơn, tổng trị giá hóa đơn, nước xuất xứ.
Trường hợp người khai hải quan có mối quan hệ đặc biệt nhưng không khai trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Người khai hải quan khai có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt tới trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
a.2) Có mâu thuẫn về nội dung liên quan đến trị giá hải quan giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan;
a.3) Không thoả mãn một trong các điều kiện khi áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC;
a.4) Áp dụng không đúng trình tự, nội dung phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư 39/2018/TT-BTC.
>>>>>> Xem thêm: Thủ tục hải quan khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
2.Lưu ý về trị giá khai báo
Cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK Phụ lục VI kèm Thông tư này (sau đây gọi là Thông báo trị giá hải quan) và đề nghị người khai hải quan thực hiện khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo và giải phóng hàng hóa theo quy định.
Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).
Hy vọng những thông tin trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn nắm rõ các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo.
Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ hải quan, đồng thời thực hành tốt các nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử, các bạn có thể tham khảo bài viết khóa học khai báo hải quan ở đâu tốt để được hiểu hơn về các hướng đi phù hợp.
Nếu cần tư vấn các câu hỏi nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics, bạn có thể tham gia và gửi câu hỏi tại: https://www.facebook.com/groups/giadinhxuatnhapkhaulogistics/ để được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
nếu ghi sai trị giá FOB trên CO thì trị giá hải quan có bị bác bỏ không