Trong hoạt động xuất nhập khẩu, không ít doanh nghiệp gặp phải các rủi ro, bao gồm việc lừa đảo khi mua bán hàng hóa quốc tế.
Vấn đề này được Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cảnh báo nhiều lần vì cơ quan này tiếp nhận rất nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp xuất nhập khẩu hàng hóa, chứng từ,… học kế toán online
>>>>>>>> Xem thêm: Liệu con gái có thể làm nghề xuất nhập khẩu hay không?
Điều này xuất phát chủ yếu từ việc doanh nghiệp Việt Nam chưa rà soát và kiểm tra kĩ thông tin và năng lực của doanh nghiệp nước ngoài hay từ việc thiếu kinh nghiệm dẫn tới bị lợi dụng khi giao dịch.
Cùng tìm hiểu về một số tình huống lừa đảo mà doanh nghiệp Việt gặp phải:
Cảnh báo các tình huống lừa đảo
Vì tính nghiêm trọng và tổn thất của các doanh nghiệp, nên doanh nghiệp khi xnk nên lưu ý về các trường hợp lừa đảo này để tránh lặp lại tình huống tương tự.
1.Lừa đảo bằng email
Bên cạnh việc gọi điện giả mạo thành viên của tổ chức uy tín, những kẻ lừa đảo còn tinh vi thực hiện những email giả mạo đơn vị thanh toán để lừa gạt.
Để thực hiện, chúng sẽ tạo một email giả mạo tương tự mail của chủ nợ, đóng vai trò như chủ nợ đi đòi tiền con nợ. Thông qua email, sẽ thông tin đến khách hàng (con nợ) về việc thay đổi tài khoản nhận thanh toán và yêu cầu phải thanh toán vào tài khoản mới (tài khoản của người lừa đảo). lợi nhuận
Một ví dụ cho email lừa đảo được gửi đến, có thể như sau:
“Tiếp theo mail trước trong ngày, ngân hàng của chúng tôi xác nhận rằng tài khoản của chúng tôi đang bị bên Thuế Thu nhập thanh tra, do đó chúng tôi không thể giao dịch bằng tài khoản đó cho đến khi thanh tra xong.
Vì vậy, chúng tôi phài thay đổi tài khoản khác để nhận khoàn thanh toán của quí công ty. Vui lòng xác nhận với chúng tôi quí công ty chưa thực hiện thanh toán, chúng tôi sẽ thông báo số tài khoản của công ty con của chúng tôi và gửi hóa đơn điều chỉnh để quí công ty tiến hành thanh toán.” học kế toán tổng hợp ở hà nội
Khi nhận được các kiểu email như thế nào, người dùng cần thận trọng trước khi chuyển tiền, bạn cần xác nhận lại với bên ngân hàng về thông tin email nên, nếu được xác nhận thì mới thanh toán.
2.Giả mạo giấy tờ
Thông thường đối với nhiều doanh nghiệp lớp, thay vì thực hiện nghiệp vụ logistics là chủ động liên hệ với đối tác bên doanh nghiệp thì họ sẽ thuê một đơn vị khác thực hiện thay các thủ tục nhập xuất hàng. Do nhận được ủy quyền, nên nhiều đơn vị này có thể thoải mái thực hiện, chuẩn bị chứng từ có thể đủ đáp ứng nhu cầu của hải quan, còn tính xác thực thì không, điển hình là hình thức giả mạo chứng từ. kế toán lê ánh
Một phần lý do có thể xảy ra tình trạng này là do hải quan không sử dụng chữ ký điện mà thay bằng “chữ ký sống”, dẫn đến việc giả mạo có thể dễ dàng thực hiện hơn bằng cách giả chữ ký của doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, thực chất doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn không tồn tại, mà đổi thành một doanh nghiệp nào đó mà thôi.
3.Gian lận trong giao nhận hàng
Cũng như trường hợp bên, hình thức này cũng bị gian lận bởi bên thứ 3.
Điển hình là việc bên thứ 3 thực hiện luân chuyển hàng hóa và làm thủ tục hải quan, họ lợi dụng doanh nghiệp mình thường không tổ chức giám định hoặc giám định sơ sài về thông tin hàng trước khi giao hàng để vận chuyển. Lợi dụng điều này, họ sẽ đánh tráo hàng hóa, hoặc rút hàng trước khi giao dịch, giao hàng không đúng hợp đồng, hàng không đạt tiêu chuẩn,… khiến doanh nghiệp mất uy tín với bên đối tác, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. tự học xuất nhập khẩu online
4.Rủi ro thanh toán bằng D/P
– Thực hiện giao dịch thương mại và thanh toán quốc tế bằng cách đặt cọc trước một phần trị giá hợp đồng, còn lại thì thanh toán theo phương thức D/P. Sau khi doanh nghiệp tiến hành giao hàng, lập chứng từ thanh toán và gửi lại cho đối tác, doanh nghiệp không nhận được số tiền còn lại và mọi thông tin liên lạc bị cắt đứt.
Hiện tượng lừa đảo theo phương thức này rất phổ biến, kiến nghị mọi người cân nhắc về thông tin đối tác, chi tiết trên hợp đồng để tránh xảy ra rủi ro.
II.Giải pháp cho doanh nghiệp tránh gặp phải các tình huống lừa đảo
– Chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chuyên môn cao, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật. học logistics ở đâu tốt
– Thương lượng với đối tác để sử dụng hình thức thư tín dụng L/C không hủy ngang hoặc bảo đảm của ngân hàng có uy tín quốc tế để phòng ngừa nguy cơ không thanh toán hoặc gian lận của người mua. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Chỉ áp dụng phương thức đặt cọc khi đã biết rõ mức độ tín nhiệm và có thời gian giao dịch đủ dài với đối tác (mức đặt cọc tối thiểu 20-30%).
– Nên cập nhật giá thị trường của hàng hóa trước khi hỏi mua hàng tránh trường hợp trả giá cao quá, hoặc đơn bán hàng chào giá thấp quá so với mặt bằng, nhưng phải lưu ý kiểm tra kỹ đối với những lô hàng ưu đãi cao.
– Cần tiến hành kiểm định hàng hóa thông qua tổ chức giám định quốc tế có uy tín tại nước sở tại trước khi đưa hàng lên tàu.
-Điều kiện tiên quyết là phải xác định được thông tin của đối tác trước khi thực hiện giao dịch, đặc biệt là đối tác mới lần đầu giao dịch, đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan. Nếu có thể nên sang trực tiếp địa bàn để thẩm định và làm việc với đối tác nếu cần thì liên hệ với Thương vụ Đại sứ quán (email: vntrade@emirates.net.ae) để đề nghị hỗ trợ, xác minh về pháp nhân, uy tín của đối tác.
Hy vọng bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn nắm bắt được các thông tin và tránh gặp phải các các tình huống lừa đảo khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Chúc bạn thành công!
>>>>>> Bài viết xem nhiều: Các chiêu trò tại các trung tâm xuất nhập khẩu