Điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 12 phút đọc

Để đảm bảo chất lượng hàng hóa khi mua bán hàng hóa quốc tế, hai bên mua bán phải quy định rõ về điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương.

Vấn đề khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa xảy ra rất nhiều trong thực tế, có thể là do vận chuyển, hoặc do bên xuất khẩu chuẩn bị hàng hóa không đảm bảo,… Vì thể đây là điều khoản các bên cần đặc biệt lưu ý.

>>>>>> Xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Nếu như xảy ra tranh chấp liên quan đến điều khoản này, các bên có thể phải đền tiền, bồi hoàn hàng hóa hoặc xử lý thông qua tòa án quốc tế.

Ngoài ra, điều khoản chất lượng thường đi kèm với điều khoản giá cả, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về chất lượng, dù nhỏ thôi, thì bên còn lại có thể yêu cầu điều chỉnh giá cả.

1.Tiêu chí cần thiết trong điều khoản chất lượng

Nội dung trong điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương cần thể hiện rõ các đặc tính của hàng hóa như: tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa.

Một số tiêu chí để đánh giá chất lượng hàng hóa thường được đưa vào trong hợp đồng ngoại thương như sau:

Tiêu chuẩn hàng hóa theo quy định

Hàng hóa khi đưa vào hợp đồng thường đính kèm theo tiêu chuẩn trong nước hoặc quốc tế nhất định theo quy dịnh pháp luật về tiêu chuẩn hàng hóa hoặc chỉ tiêu về phẩm chất.

Mẫu hàng:

Bạn có thể trích dẫn một mẫu hàng từ lô hàng giao dịch mua bán. Tuy nhiên việc sử dụng mẫu hàng rất hạn chế, chỉ phù hợp đối với những mặt hàng không chịu nhiều tác động bởi môi trường bên ngoài.

Chỉ tiêu được sử dụng phổ biến

Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa.

+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): người bán từ một địa điểm nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của cùng loại hàng vẫn thường được gửi từ nơi nào đó trong một thời gian nhất định.

+ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): người bán phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.

+ Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường)

+ Độ lên men thông thường/tốt (Cacao)

– Hàm lượng chất có trong mặt hàng

Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định % min) và hàm lượng chất có hại (quy định % max)

– Số lượng thành phẩm

Quy định số lượng thành phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa. Ví dụ: Số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (đỗ tương, vừng, lạc …), số lượng len lấy được từ lông cừu. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm. bài tập nguyên lý kế toán kèm lời giải

– Tình trạng hàng hóa

Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực tế của hàng hóa, người bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng. Vì vậy, cách này được sử dụng trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến, hàng bán tại kho, bán hàng thanh lý hoặc khi thị trường thuộc về người bán.

– Dung trọng

Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Phương pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt hàng ngũ cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

– Người mua xem trước hàng hóa và đồng ý mua

Người mua sẽ được quyền xem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ nhận hàng và thanh toán tiền. Phương pháp này áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ …

Điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương

– Nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với hàng hóa của cơ sở sản xuất khác. Ví dụ: Xe máy Honda, bột giặt Omo…

– Phân tích và đưa chỉ số về tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm.

Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp 

– Mô tả chi tiết thông tin hàng hóa

Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắ, kích cỡ, thông dụng … của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thông thường nó được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Hy vọng những thông tin trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn giải quyết về vấn đề trong điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương.

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất để được hiểu hơn về các hướng đi phù hợp. Chúc bạn thành công!

Xem thêm các bài viết:

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng ngoại thương

Trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng ngoại thương

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo