Trong thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực tham gia mua bán tại các sở giao dịch hàng hóa trong và ngoài nước về các mặt hàng kim loại màu, cà phê, hạt điều… Công ty xuất nhập khẩu Dak Lak và ngân hàng Techcombank đẽ triển khai mua bán cà phê từ năm 2004. Năm 2005, Techcombank đã cung cấp dịch vụ cho 33 doanh nghiệp giao dịch trên sàn LIFF với số lượng giao dịch 70000 lô cà phê. Năm 2007, Công ty xuất nhập khẩu Dak Lak đã đặt lệnh mua và bán 8000 lô cà phê trên thị trường kỳ hạn London.
>>>>>>> Xem thêm: Hợp đồng gia công trong mua bán quốc tế
Hợp đồng ở Sở giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu
Hợp đồng tại sở giao dịch hàng hóa có thể có các loại:
1.Hợp đồng kỳ hạn
Khoản 2, Điều 64 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: “Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng tại một thời điểm trong tương lai”. Trong thương mại, hợp đồng kỳ hạn được chia thành:
a.Hợp đồng hàng hóa giao ngay
Là loại hợp đồng hiện vật. Nó được ký kết trên cơ sở một bên có sẵn sàng muốn giao và người mua cũng có nhu cầu muốn nhận hàng. Loại hợp đồng này chiếm được một tỷ lệ rất nhỏ trong các giao dịch ở Sở giao dịch hàng hóa. các kỹ năng mềm
b.Hợp đồng giao sau
Theo hợp đồng này hàng hóa được mua bán theo giá hiện tại, nhưng thanh toán trong tương lai. Hợp đồng này chủ yếu là kiếm lợi nhuận bằng việc nhận hay nộp một khoản tiền thắng hay thua qua Phòng thanh toán của Sở giao dịch. Hợp đồng này cũng có thể được thực hiện bằng việc giao nhận hàng thực tế.
Hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn về mặt hình thức chúng đều có các điều khoản tương tự như nhau bao gồm:
– Quy mô của hợp đồng: Nếu quy mô quá nhỏ thì hai bên mua, bán sẽ chịu chi phí lớn, còn nếu số lượng quá lớn thì lượng người tham gia sẽ ít đi. học logistics ở đâu tốt
– Đơn giá và biến động giá tối thiểu: Cũng như trong hợp đồng thương mại nói chung điều khoản đơn giá trong hợp đồng chủ yếu thể hiện tên của đồng tiền tính giá cho một đơn vị khối lượng nhất định (USD/MT, JPY/MT…);
– Phẩm cấp hàng hóa: được xác định theo tiêu chuẩn và có thể thay thế cho nhau;
– Thời hạn hợp đồng;
– Giờ giao dịch; học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
– Ngày giao dịch cuối cùng;
– Điều kiện giao hàng và giới hạn giá.
2.Hợp đồng quyền chọn
Khoản 3, Điều 64 Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa thuận, theo đó bên mua có quyền được hoặc được bán một loại hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). học xuất nhập khẩu thực tế
Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa”. Hợp đồng quyền chọn cũng có hai loại: Hợp đồng về quyền chọn mua (call option). Hợp đồng về quyền chọn bán (put option). học kế toán thực tế ở đâu tốt
Hợp đồng quyền chọn có các điều khoản chủ yếu như sau:
– Ngày giao dịch
– Loại và số lượng quyền chọn
– Tên sở giao dịch hàng hóa
– Tiền đặt cọc khóa học kế toán thuế
– Hàng hóa, giá cả
– Nguồn gốc hàng hóa
– Ngày giao hàng
– Phí đối với hoạt đồng mua bán
Trên đây là Hợp đồng ở Sở giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu. Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu về kiến thức xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!
Hiện nay có nhiều trường hợp lừa đảo liên quan đến các trung tâm xuất nhập, nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học xuất nhập khẩu, bạn nên tham khảo: Cảnh báo các trung tâm xuất nhập khẩu lừa đảo