Ngành logistics là gì? Ngành logistics học trường nào?

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 28 phút đọc

Ngành logistics tại Việt Nam ngày càng phát triển, số lượng công ty mở ra và sinh viên đăng ký học logistics ngày càng tăng. Để hiểu chi tiết hơn về Ngành logistics là gì? Ngành logistics học trường nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau của Gia đình xuất nhập khẩu.

I. Ngành logistics là gì?

Ngành Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.

Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

II. Ngành logistics học trường nào?

Các trường đào tạo ngành Logistics ở Hà Nội

1. Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội:

Trường Đại học Ngoại thương (tên tiếng Anh: Foreign Trade University). Là một trong những trường đại học có thương hiệu về đào tạo nhóm ngành kinh doanh liên quốc gia tại miền Bắc Việt Nam. Đào tạo từ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo.

Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, toàn diện thuộc lĩnh vực kinh doanh doanh quốc tế.

Cụ thể, chương trình đào tạo hướng vào hai nhóm kiến thức chính:

Thứ nhất, khối kiến thức giúp sinh viên có kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế. Môi trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế; tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế.

Thứ hai, khối kiến thức giúp sinh viên tiếp cận và giải quyết các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Đối với khối kiến thức này, chương trình đào tạo hướng vào các lĩnh vực chuyên môn sâu của kinh doanh quốc tế như: Marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế; thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế…

2. Trường đại học Hàng hải Việt Nam

Là Trường đại học trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế – xã hội của cả nước.

Ngành đào tạo logistics của trường Đại học Hàng hải Việt Nam bao gồm:

  • Ngành Kinh tế vận tải
  • Ngành Khoa học Hàng hải
  • Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa
  • Ngành Kỹ thuật tàu thủy
  • Ngành Kỹ thuật công trình biển

3. Đại học Thương mại – TMU

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Thuong Mai University, tên giao dịch quốc tế viết tắt: TMU) là trường đại học có các ngành học rất đa dạng, trong đó có ngành học về xuất nhập khẩu và logistics

Trường Đại học Thương mại có Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (E) chuyên đào tạo về xuất nhập khẩu và logistics.

4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)

Chuyên ngành thương mại quốc tế: 

  • Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh thương mại quốc tế.
  • Bộ phận phát triển thị trường, đối tác và khách hàng xuất, nhập khẩu.
  • Bộ phận quản trị chất lượng, phát triển sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu.
  • Bộ phận quản trị kênh và mạng lưới phân phối xuất, nhập khẩu.
  • Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu.
  • Bộ phận quản trị tác nghiệp xuất, nhập khẩu. (Lập phương án kinh doanh, giao dịch, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất, nhập khẩu);
  • Bộ phận quản trị logistics quốc tế
  • Bộ phận quản trị tài chính quốc tế
  • Bộ phận vượt rào cản kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong thương mại quốc tế.
  • Bộ phận xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
  • Các công việc R&D xuất, nhập khẩu khác.
  • Bộ phận đào tạo và nghiên cứu về kinh doanh quốc tế
  • Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng. Quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh…) ở các doanh nghiệp.

5. Trường Đại học Giao thông Vận tải – Hà Nội

Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cũng là một trong những đơn vị đứng đầu trong đánh giá Trường đào tạo ngành logistics, xuất nhập khẩu với các ngành sau đây:

  • Ngành Vận tải
  • Ngành Kinh tế vận tải
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Ngành xây dựng công trình giao thông

Ở khu vực phía Bắc, trường Đại học Giao thông Vận tải là trường có quy mô và chất lượng đào tạo logistics lớn nhất, với số lượng sinh viên đông đảo theo học ngành này.

6. Trường Đại học Kinh tế (UEB) – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế (FIBE) chuyên đào tạo xuất nhập khẩu và logistics.

Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN có tiền thân là Bộ môn Kinh tế thế giới của Khoa Kinh tế chính trị – ĐH Tổng hợp Hà Nội, được thành lập từ tháng 11/1974. Năm 2007, đồng thời với việc thành lập Trường Đại học Kinh tế (tiền thân là Khoa kinh tế) dựa trên cơ sở 3 bộ môn Kinh tế quốc tế, Quan hệ kinh tế quốc tế và Kinh tế học.

Đào tạo bậc Đại học: ngành Kinh tế quốc tế Hệ chuẩn và Hệ chất lượng cao, bằng kép với ĐH Ngoại Ngữ – ĐHQGHN

7. Học viện Tài Chính – AOF (chuyên sâu nhất về hải quan và thuế)

8. Học viện chính sách và Phát triển (APD)

9. Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Mới đây, năm 2017, Đại học Bách Khoa Hà Nội có thêm ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc khoa Cơ khí.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Bách khoa HN trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của kỹ sư Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp, đồng thời có thể đánh giá, thiết kế, vận hành, và cải tiến các hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng trong nước.

nganh-logistic-hoc-truong-nao

Các trường đào tạo ngành Logistics ở TPHCM

1. Trường đại học kinh tế TPHCM (UEH)

Trường đại học kinh tế TP HCM thuộc Top 1000 trường đại học đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới

Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

2. Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM – Trường đào tạo ngành logistics nổi tiếng nhất.

Trường được thành lập năm 1988, là trường đa ngành lớn nhất khu vực phía Nam về lĩnh vực giao thông vận tải (trong đó có ngành Logistics), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

Ngành và chuyên ngành đào tạo Logistics gồm:

  • Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
  • Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation)
  • Ngành Khoa học hàng hải (Nautical Science)
  • Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ (Naval Architectural)
  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Civil Engineering)

3. Trường ĐH Ngoại Thương cơ sở 2 (FTU 2)

Là cơ sở đào tạo các chuyên ngành thương mại quốc tế ở phía Nam của trường Đại học Ngoại Thương. Trường được thành lập vào năm 1993, trụ sở tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành kinh tế đối ngoại quốc tế/ quản trị kinh doanh quốc tế)

Tương tự Cơ sở Hà Nội

4. Trường ĐH Quốc tế – Đại học quốc gia TP.HCM

Là một trong sáu trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003.

Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

5. Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

Là chi nhánh tại châu Á của Đại học RMIT (Melbourne, Úc). Trường giảng dạy nhiều chương trình từ quản trị đến kỹ thuật, đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động ngoại khóa ấn tượng nhằm khuyến khích sinh viên mở rộng phạm vi hiểu biết của bản thân.

Những ngành đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm:

  • Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
  • Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)

6. Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM

Đào tạo các tác nghiệp viên ngành Logistics Quốc tế bậc cao đẳng có phẩm chất chính trị vững vàng; Nêu cao đạo đức nghề nghiệp và biết tự rèn luyện sức khỏe tốt; Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, về kinh tế quốc tế và kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ logistics quốc tế; Có năng lực tổ chức thực hiện, tham gia giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể trong lĩnh vực logistics. Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các doanh nghiệp, các cơ quan có hoạt động logistics quốc tế.

7. Trường Đại học Tài chính – Marketing

Ngành Kinh doanh quốc tế – thương mại quốc tế

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể công tác tại các đơn vị, các doanh nghiệp:

  • Kinh doanh, sản xuất hàng hóa liên quan đến thương mại quốc tế
  • Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty kho vận, tiếp vận, giao nhận; các văn phòng đại diện, các đơn vị kinh doanh đại lý vận tải hàng hóa đường biển, đường bộ, đường không.
  • Các tổ chức kinh tế, viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng.
  • Các cơ quan quản lý thị trường, quản lý thương mại các cấp.

8. Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM

Là trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, đồng thời là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngành đào tạo xuất nhập khẩu và logistics bao gồm:

  • Ngành Quản lý Công nghiệp
  • Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng)

9. Trường Đại học Hoa Sen

Ngành Kinh doanh quốc tế

Cụ thể chương trình đào tạo như sau: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, Vận tải, Bảo hiểm, Thanh toán quốc tế, Marketing quốc tế; Quan hệ kinh tế quốc tế, Luật trong Thương mại quốc tế và các tranh chấp. Và các cách giải quyết tranh chấp trong Thương mại quốc tế,…

10. Trường Đại học kinh tế – Đại học Đà Nẵng

Là ngành học truyền thống của trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. Được hình thành từ năm 1992 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực ngoại thương và các ngành hỗ trợ hoạt động ngoại thương. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này. Học chuyên ngành Ngoại Thương sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng để tư duy năng động và sáng tạo. Đáp ứng yêu cầu làm việc của các công ty trong và ngoài nước.

11. Trường Đại học Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TP.HCM

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

  • Đại học chính quy
  • Ngành Kinh tế đối ngoại
  • Ngành Kinh doanh quốc tế
  • Thạc sĩ:
  • Ngành Kinh tế quốc tế
  • Tiến sĩ:
  • Ngành Kinh tế quốc tế

12. Trường Đại học Văn Lang

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:
Đại học chính quy: Ngành Kinh doanh Thương mại (Gồm chuyên ngành Quản trị Hậu cần và chuỗi cung ứng)

13. Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy: Ngành Quản trị Kinh doanh chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

14. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Ngành và chuyên ngành Logistics đào tạo:

Đại học chính quy: Ngành Khai thác vận tải (Quản trị Logistics)

15. Trường đại học FPT Cần Thơ

Đại học FPT Cần Thơ là một trong những chi nhánh của Đại học FPT, ngụ tại cầu Rau Răm, khu vực 6, Nguyễn Văn Cừ nối dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều. Đại học FPT hoạt động dựa trên sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Mỹ thuật… góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho người học trước cơ hội việc làm trên thế giới.

Trường áp dụng phương pháp giảng dạy kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các sinh viên có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, rèn luyện kỹ năng mềm và thành thạo 2 ngôn ngữ. Riêng chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sẽ phù hợp cho những bạn có quan tâm đến Logistics.

16. Trường đại học Duy Tân

Đại học Duy Tân tọa lạc tại địa chỉ 254 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng. Đây là trường tư thục đầu tiên có các chương trình giảng dạy đa ngành nghề và lĩnh vực ở miền Trung. Trường hoạt động theo phương châm không chỉ cung cấp kiến thức cho sinh viên mà còn rèn luyện con người về mặt kỹ năng và phẩm chất.

Ngoài ra, Đại học Duy Tân còn liên kết với các trường danh tiếng tại Mỹ và một số nước khác như Đại học Carnegie Mellon, Đại học bang Pennsylvania, Đại học bang California ở Fullerton, Đại học Troy… để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến cũng như cơ hội để lấy bằng quốc tế. Đối với những sinh viên đang quan tâm đến lĩnh vực Logistics, những ngành như Ngoại thương và Kinh doanh thương mại có thể phù hợp.

Trên đây những kiến thức cơ bản về ngành Logistics bạn cần biết khi tìm hiểu về Xuất nhập khẩu và Logistics. Ngoài ra để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu Hà Nội và TPHCM tại các trung tâm đào tạo uy tín. 

>>> Xem thêm: Thuật ngữ Tiếng Anh trong Xuất nhập khẩu và Logistics

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Review Khóa Học Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt

Review Khóa Học Nghiệp Vụ Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt

Bài viết tiếp theo

Dịch Vụ Kho Bãi (Kho Ngoại Quan, Kho Chứa Hàng)

Dịch Vụ Kho Bãi (Kho Ngoại Quan, Kho Chứa Hàng)
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo