Phân biệt tàu trực tiếp và tàu chuyển tải

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 18/07/2024 11 phút đọc

Khi nghe đến 2 thuật ngữ về tàu trực tiếp và tàu chuyển tải, người ta thường lầm tưởng tàu trực tiếp là tàu chỉ đi và đến cảng đích và không qua bất kỳ cảng dừng nào trong khi đó tàu chuyển tải là tàu dừng nhiều trạm và chuyển đổi tàu khác.

Liệu khái niệm của loại tàu có đúng với những suy nghĩ của mọi người.

Bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn với các khái niệm này nhé.

>>>>>>>> Xem thêm: Ops trong logistics là gì?

1.Khái niệm chung về tàu trực tiếp và tàu chuyển tải

Cùng là hình thức vận chuyển bằng tàu biển nhưng vận chuyển bằng tàu trực tiếp và tàu chuyển tải cũng có những điểm phân biệt dưới đây:

Tàu trực tiếp

Tàu trực tiếp là tàu vận chuyển từ cảng đi tới cảng đích chỉ với một con tàu.

Do đăc thù của ngành xuất nhập khẩu có thể vận chuyển đi qua nhiều cảng để bốc dỡ hàng hoá nên việc chuyển đổi tàu vận chuyển hàng là một điều không quá xa lạ.

Không đúng như suy nghĩ như nhiều người thì không phải tàu sẽ đi thẳng từ cảng đầu đến cảng đích mà tàu vẫn có thể đi qua nhiều cảng nhưng vẫn vận chuyển trên loại tàu đó cho đến hết hàng hoá cuối cùng. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Tàu chuyển tải

Khác với tàu trực tiếp, tàu chuyển tải có thể lưu động vận chuyển hàng hoá bằng một hoặc nhiều con tàu khác nhau. học về tài chính

Khi không thuận đường vận chuyển hoặc đổi thành tàu nhỏ hơn sẽ tiết kiệm nhiên liệu hay chi phí hơn, người ta sẽ thực hiện việc chuyển đổi tàu. Nhiều trường hợp tàu ban đầu sẽ gom hàng từ cảng này đồng thời dỡ hàng tại đây làm sao cho việc vận chuyển hàng hoá thuận tiện nhất.

Phân biệt tàu trực tiếp và tàu chuyển tải

2.Đặc điểm của tàu trực tiếp và tàu chuyển tải

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của tàu trực tiếp và tàu chuyển tải:

a.Tàu trực tiếp

Việc không chuyển đổi tàu mà chỉ dùng một loại tàu duy nhất để vận chuyển hàng hoá có các đặc điểm như sau;

Ưu điểm: khóa học xây dựng thương hiệu tuyển dụng

– Không xảy ra rủi ro trong quá bốc dỡ xuống nhiều cảng mà chỉ một lần dỡ hàng duy nhất.

– Không lằng nhằng trong việc thực hiện nhiều thủ tục trong việc nhập cảng như ký giao nhận hàng hoá, đặt hàng tại cảng,…

– Tiện lợi cho việc quản lý hàng hoá cho chủ hàng và bên vận chuyển.

– Không mất nhiều chi phí và thời gian cho việc dỡ hàng.

Nhược điểm: học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

– Trong trường hợp sắp xếp hàng hoá không hợp lý, hàng hoá được nhập cảng trước sẽ lộn xộn với hàng hoá nhập cảng sau. Người quản lý hàng hoá sẽ mất thêm nhiều thời gian trong việc phân loại hàng hoá và điều chỉnh vận chuyển hàng đúng cảng phù hợp.

– Trường hợp hàng hoá thuộc nhiều cảng khác nhau nhưng có tuyến vận chuyển rắc rối, trái đường, nếu sử dụng chỉ một con tàu, hàng hoá sẽ mất nhiều thời gian để đến được đích và tàu sẽ tốn nhiều chi phí về nhiên liệu.

b.Tàu chuyển tải 

Ngược lại với tàu trực tiếp, tàu chuyển tải sẽ có các ưu điểm và nhược điểm trái ngược hoàn toàn.

Ưu điểm: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm

– Tiện lợi cho việc vận chuyển nếu hàng hoá thuộc nhiều cảng đến khác nhau nhưng không thuận đường.

– Rút ngắn thời gian vận chuyển đối với trường hợp trên, do đó tránh các rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hoá khi vận chuyển dài ngày.

– Mức phí rẻ hơn tàu trực tiếp.

Nhược điểm

– Gặp nhiều rủi ro khi bốc dỡ hàng hoá do chuyển đổi nhiều loại tàu khác nhau.

– Nếu không có kế hoạch vận chuyển cụ thể hoặc một trong những tàu để đổi hàng gặp rủi ro không kịp thời đến cảng, hàng hoá có thể nằm tại cảng nhiều thời gian hơn.

– Chủ hàng và bên vận chuyển sẽ phức tạp hơn trong việc làm thủ tục nhập nhiều cảng và khó quản lý khi hàng nhập tàu khác.

Trên đây là các thông tin để Phân biệt tàu trực tiếp và tàu chuyển tảiMong bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, TPHCM: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu từ những bài viết liên quan trong trang.

Gia đình Xuất nhập khẩu – Kênh thông tin hữu ích ngành xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Phương thức cho thuê tàu chuyến

Phương thức cho thuê tàu chuyến

Bài viết tiếp theo

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo