Thông qua bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho các bạn những quy định của pháp luật về tham vấn trị giá hải quan.
Để thực hiện đúng việc tham vấn trị giá hải quan, các bạn xác định trên cơ sở:
+ Quyết định 1810/QĐ-TCHQ năm 2018
+ Thông tư số 38/2015/TT-BTC
+ Sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC
>>>>>>> Xem thêm: Quy định về các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Căn cứ theo Điều 5 Quy trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan ban hàng kèm theo Quyết định 1810/QĐ-TCHQ năm 2018 như sau:
1.Phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn trị giá hải quan
a) Công chức hải quan tại Chi cục thực hiện phân loại hồ sơ theo thẩm quyền tham vấn trị giá hải quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và xử lý như sau:
a.1) Trường hợp hồ sơ được phân cấp tham vấn tại Chi cục: Công chức hải quan tại Chi cục thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn từ khoản 2 Điều này.
a.2) Trường hợp hồ sơ được phân cấp tham vấn tại Cục Hải quan: Công chức kiểm tra thực hiện chuyển hồ sơ tham vấn lên Cục Hải quan theo hướng dẫn tại tiết b.3.2 điểm b khoản 2.1 Điều 4 Quy trình này. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
b) Sau khi nhận được Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn và hồ sơ hải quan do Chi cục, công chức hải quan tại Cục Hải quan thực hiện tiếp các công việc hướng dẫn từ khoản 2 Điều này.
2.Thu thập thông tin, dữ liệu:
Công chức thực hiện tham vấn (sau đây gọi tắt là công chức tham vấn) thực hiện:
a) Thu thập, tổng hợp, phân tích, kiểm tra tính xác thực và quy đổi nguồn thông tin sử dụng để tham vấn: Thực hiện theo hướng dẫn tại Quy chế dữ liệu.
b) Công chức tham vấn in các thông tin đã thu thập được, ghi rõ thời gian tra cứu, ký tên, lập phiếu đề xuất về việc sử dụng thông tin và báo cáo Lãnh đạo và chuyển sang thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này. học kế toán thực hành ở đâu tphcm
3.Nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị nội dung tham vấn trị giá hải quan
a) Việc nghiên cứu hồ sơ cần tập trung làm rõ tính phù hợp giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; giữa thông tin, dữ liệu thu thập được với kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và khai báo của người khai hải quan;
b) Các câu hỏi cần tập trung làm rõ các nghi vấn, tránh hỏi tràn lan, chiếu lệ, không trọng tâm vào những nghi vấn. Tùy từng trường hợp tham vấn cụ thể, cần làm rõ các nội dung: học logistics ở đâu tốt tại hà nội
b.1) Về hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh, ngành nghề kinh doanh;
b.2) Về đối tác của doanh nghiệp;
b.3) Cách thức đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;
b.4) Các vấn đề liên quan đến nghi vấn về giá cả;
b.5) Các vấn đề về thanh toán; kinh nghiệm làm kế toán xây dựng
b.6) Các thông tin chi tiết về hàng hóa;
b.7) Các vấn đề về bán hàng sau nhập khẩu (đối với trường hợp tham vấn hàng nhập khẩu);
b.8) Các điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b.9) Các mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ tham vấn (nếu có);
b.10) Các mâu thuẫn trong khai báo của người khai hải quan so với các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan; học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội
b.11) Giải trình của người khai hải quan đối với nghi vấn của cơ quan hải quan.
4.Tổ chức tham vấn trị giá hải quan
Căn cứ theo điều kiện sau:
a) Công chức tham vấn đề nghị đại diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật của người khai hải quan xuất trình chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân/hộ chiếu và nộp giấy ủy quyền (trường hợp được ủy quyền)
Trước khi thực hiện tham vấn, đồng thời, giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người khai hải quan, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan theo quy định khi thực hiện tham vấn để có sự hợp tác giữa người khai hải quan và cơ quan hải quan nhằm làm minh bạch các nghi vấn liên quan đến trị giá khai báo. Trường hợp người đến tham vấn không đúng thẩm quyền và không có giấy ủy quyền thì từ chối tổ chức tham vấn trị giá hải quan;
b) Đặt câu hỏi tham vấn và lắng nghe ý kiến trả lời của người tham gia tham vấn
Chú trọng vào những câu hỏi cần làm rõ nghi vấn, qua đó so sánh để tìm ra các mâu thuẫn trong thông tin của doanh nghiệp (so sánh câu trả lời, hồ sơ xuất khẩu, nhập khẩu với các thông tin có sẵn của cơ quan hải quan đã được kiểm chứng).
Lưu ý: Trong quá trình tham vấn không nhất thiết phải nêu hết câu hỏi hoặc chỉ gói gọn trong các câu hỏi đã chuẩn bị mà phải căn cứ vào từng lô hàng cụ thể và diễn biến cụ thể trong tham vấn để có xử lý thích hợp. khóa học logistics tại hà nội
c) Trong quá trình tham vấn, công chức tham vấn cần làm rõ và lưu ý những nội dung sau:
c.1) Tính chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá hải quan của người khai hải quan; khóa học trưởng phòng nhân sự
c.2) Tính phù hợp của các thông tin liên quan về trị giá hải quan giữa các hồ sơ, chứng từ tài liệu;
c.3) Tính phù hợp của việc áp dụng nguyên tắc, điều kiện, trình tự, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC ; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ;
c.4) Tính hợp lý trong nội dung giải trình của người khai hải quan đối với các nghi vấn của cơ quan hải quan;
c.5) Các nội dung hỏi đáp phải được ghi chép đầy đủ, trung thực và lập thành biên bản tham vấn. học xuất nhập khẩu ở đâu
c.6) Tập trung làm rõ vấn đề nghi vấn về mức giá, các yếu tố ảnh hưởng đến trị giá khai báo dựa trên cơ sở dữ liệu có sẵn và các nguồn thông tin thu thập được sau khi kiểm chứng mức độ tin cậy và quy đổi theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này để bác bỏ trị giá khai báo trên cơ sở đối chiếu 04 điều kiện xác định trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 điều 6 Thông tư số 39/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC với hồ sơ, mức giá, thông tin do người khai hải quan cung cấp tại thời điểm tham vấn;
c.7) Không để xảy ra các tình trạng: không thực hiện tham vấn để làm rõ nghi vấn trị giá khai báo mà thực hiện ấn định thuế ngay khi xác định nghi vấn; Hoặc bác bỏ trị giá khai báo không chỉ rõ căn cứ theo quy định; Hoặc sử dụng mức giá tham chiếu tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá để bác bỏ hoặc chấp nhận trị giá khai báo; Chấp nhận trị giá khai báo thấp hơn cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do hồ sơ hợp lệ mà không chú trọng đến sự bất hợp lý của mức giá.
d) Nội dung tại Biên bản tham vấn:
d.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì công chức tham vấn ghi “người khai hải quan đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định và khai bổ sung”.
Lưu ý: Trường hợp này, trong Biên bản tham vấn không có mục hỏi đáp.
d.2) Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo hoặc chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Tại biên bản tham vấn, công chức tham vấn ghi chép đầy đủ, trung thực nội dung hỏi đáp trong quá trình tham vấn; ghi nhận các chứng từ, tài liệu người khai hải quan đã nộp bổ sung; phương pháp, mức giá xác định và xử lý như sau:
d.2.1) Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”;
d.2.2) Trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo, công chức tham vấn ghi rõ “Bác bỏ trị giá khai báo”, các nguồn thông tin sử dụng trong quá trình tham vấn, cơ sở, căn cứ bác bỏ trị giá khai báo, mức giá và phương pháp xác định do cơ quan hải quan sử dụng để xác định trị giá sau khi tham vấn.
Biên bản tham vấn có chữ ký của đại diện các bên tham gia tham vấn. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định, công chức tham vấn làm rõ nguyên nhân và đề nghị người khai hải quan bằng các chứng từ, tài liệu có ý kiến về kết luận của cơ quan hải quan; công chức tham vấn hướng dẫn người khai hải quan ghi ý kiến và ký vào biên bản tham vấn. Hồ sơ tham vấn phải được lưu trữ tại nơi tham vấn. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
5.Xử lý kết quả tham vấn
Căn cứ theo điều kiện sau:
a) Đối với trường hợp tham vấn tại Cục Hải quan:
a.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan dự kiến xác định theo quy định tại điểm đ.1 khoản 4 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
a.1.1) Thực hiện kiểm tra hồ sơ, nội dung khai báo, phương pháp, mức giá dự kiến xác định tại Thông báo nghi vấn để đưa ra phương pháp, mức giá xác định và đề nghị người khai khai bổ sung. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
a.1.1.1) Trường hợp người khai hải quan đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì ký Biên bản tham vấn. Công chức tham vấn lập tờ trình trị giá hải quan và Thông báo trị giá hải quan trình Lãnh đạo ký duyệt; gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ngay trong ngày hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày ra Thông báo trị giá hải quan để theo dõi việc khai bổ sung của người khai hải quan.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Người khai hải quan đồng ý phương pháp và mức giá do cơ quan hải quan xác định”. Khoá học xuất nhập khẩu
a.1.1.2) Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định thì chuyển sang thực hiện tham vấn và xử lý kết quả tham vấn theo quy định tại điểm a.2 và a.3 dưới đây.
a.1.2) Công chức tại Chi cục sau khi nhận được Biên bản tham vấn (bản sao) và Thông báo trị giá hải quan và do Cục hải quan gửi thì thực hiện theo dõi tờ khai do người khai hải quan khai bổ sung:
a.1.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn tối đa 5 ngày kể từ ngày đến cơ quan hải quan thực hiện tham vấn thì công chức tại Chi cục kiểm tra, đối chiếu nội dung khai báo bổ sung trên tờ khai hải quan với Thông báo trị giá hải quan. Trường hợp nội dung khai bổ sung phù hợp với Thông báo trị giá hải quan thì công chức kiểm tra thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định. địa chỉ học kế toán thuế
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức kiểm tra cập nhật kết quả xác định trị giá theo phương pháp, mức giá xác định tại Thông báo trị giá hải quan cho từng dòng hàng và cập nhật nội dung “Người khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan số…. ngày….. của đơn vị ban hành”.
a.1.2.2) Quá thời hạn khai bổ sung nêu trên mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan, trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày hết thời hạn khai bổ sung công chức kiểm tra lập Quyết định ấn định thuế trình Lãnh đạo phê duyệt để thông quan hàng hóa theo quy định, đồng thời xử lý vi phạm (nếu có).
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức kiểm tra cập nhật phương pháp, mức giá xác định tại Thông báo trị giá hải quan cho từng dòng hàng, đồng thời cập nhật lý do xác định giá “Người khai hải quan không khai bổ sung/khai bổ sung không đúng Thông báo trị giá hải quan số…., ngày…. của đơn vị ban hành”.
a.2) Trường hợp bác bỏ trị giá khai báo sau khi tham vấn, công chức tham vấn lập Biên bản tham vấn, lập tờ trình trị giá hải quan, trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan đề nghị người khai hải quan khai bổ sung theo quy định trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, đồng thời gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai ngay trong ngày làm việc hoặc ngày làm việc sau liền kề với ngày thông báo để Chi cục theo dõi việc khai bổ sung của người khai hải quan. nên học kế toán thực hành ở đâu
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Bác bỏ trị giá khai báo”.
Công chức tại Chi cục sau khi nhận được Thông báo trị giá hải quan và Biên bản tham vấn (bản sao) do Cục hải quan gửi thì thực hiện theo dõi tờ khai do người khai hải quan khai bổ sung và xử lý theo hướng dẫn tại điểm a.1.2 khoản 5 Điều này.
а.3) Trường hợp chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm đ.2 khoản 4 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC , công chức tham vấn lập tờ trình trị giá hải quan, trình lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan và gửi Biên bản tham vấn (bản sao), Thông báo trị giá hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.
Cập nhật trên hệ thống GTT02: Tại chức năng 1.05, công chức tham vấn cập nhật nội dung “Chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo”.
b) Đối với trường hợp tham vấn tại Chi cục:
Công chức tham vấn, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản này (trừ việc lập, gửi Phiếu chuyển hồ sơ tham vấn).
c) Đối với trường hợp người khai đồng ý với phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan dự kiến xác định
Khi đó Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, phân cấp tham vấn cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để đảm bảo đơn giản hóa thủ tục hành chính.
6.Tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần.
a) Tham vấn lần đầu: Công chức tham vấn thực hiện tham vấn theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
b) Xử lý nghi vấn trị giá khai báo trong các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo:
Công chức tham vấn thực hiện kiểm tra thông tin, dữ liệu sử dụng kiểm tra, xác định trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đề nghị tham vấn một lần so với hàng hóa giống hệt, tương tự đã có kết quả tham vấn và xử lý như sau:
– Trường hợp thông tin không thay đổi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC: học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Công chức tham vấn trình Lãnh đạo ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mức giá tại Thông báo trị giá hải quan trước đó, đồng thời thông báo kết quả kiểm tra “Đồng ý áp dụng kết quả tham vấn một lần theo Thông báo trị giá hải quan số… ngày…. tháng” trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản và thông quan hàng hóa theo quy định.
– Đối với các trường hợp còn lại, công chức tham vấn thông báo kết quả kiểm tra “Không đồng ý áp dụng kết quả tham vấn một lần theo Thông báo trị giá hải quan số… ngày…. của đơn vị ban hành, đề nghị thực hiện tham vấn theo đúng quy định” trình Lãnh đạo để thực hiện tham vấn theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này. tự học xuất nhập khẩu
c) Trường hợp tham vấn một lần tại Cục Hải quan, công chức tham vấn thực hiện theo quy định tại điểm a, b nêu trên. Việc chuyển hồ sơ lên Cục Hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại tiết b.3.2 điểm 2.1 khoản 2 Điều 4 Quy trình này.
d) Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, phân cấp tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần cho Cục Hải quan để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác tham vấn.
7.Lưu trữ hồ sơ tham vấn trị giá hải quan:
Hồ sơ tham vấn (bao gồm hồ sơ hải quan, tờ trình, Biên bản tham vấn, Thông báo trị giá hải quan, hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, điện chuyển tiền hoặc hóa đơn nếu có, các chứng từ tài liệu doanh nghiệp giải trình,…) được lưu trữ theo quy định. Đối với các trường hợp phải chỉ thị trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan, công chức kiểm tra chụp màn hình, in nội dung chỉ thị để lưu cùng bộ hồ sơ hải quan.
Mong bài chia sẻ sẽ hữu ích với bạn!
Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu từ những bài viết liên quan trong trang. Nếu bạn cần tư vấn về địa chỉ học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận phía dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp. Chúc bạn thành công!
Gia đình Xuất nhập khẩu – Kênh thông tin hữu ích ngành xuất nhập khẩu