Quy định về giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 16 phút đọc

Việc giải phóng hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Hải quan, khoản 1 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Cụ thể những quy định về giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây

Trước khi tìm hiểu về những quy định giải phóng hàng, chúng ta cần biết giải phóng hàng là gì?

Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp. học logistics ở đâu tốt tại tphcm

+  Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan.

+ Trong trường hợp giải phóng hàng, doanh nghiệp được toàn quyền định đoạt hàng hóa trong khi chờ hoàn tất các thủ tục và Quyết định thông quan hải quan.

>>>>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu ra làm gì

I.Trường hợp giải phóng hàng hóa chờ xác định trị giá hải quan

Giải phóng hàng hóa chờ xác định giá hải quan phân tách thành 2 trường hợp sau:

1.Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và trường hợp người khai hải quan yêu cầu tham vấn:

(1)Trách nhiệm của người khai hải quan:

– Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan; học chứng chỉ xuất nhập khẩu

– Thực hiện nộp thuế hoặc thực hiện bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai;

– Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tham vấn theo quy định tại Điều 25 Thông tư 39/2018/TT-BTC; trung tâm dạy kế toán tại hà nội

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

quy định giải phóng hàng hóa

(2)Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc giải phóng hàng hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; lớp quản trị nhân sự

– Thực hiện các thủ tục về trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tổ chức tham vấn theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

2.Trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:

(1)Trách nhiệm của người khai hải quan:

– Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC (khai rõ trường hợp giải phóng hàng); học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

– Thực hiện kê khai, tính thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định:

+ Trường hợp không chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định, ghi rõ “đề nghị giải phóng hàng” tại ô “ghi chép khác” trên tờ khai hải quan đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai giấy; thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế theo trị giá do cơ quan hải quan xác định để giải phóng hàng hóa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa, thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan hoặc trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC đối với trường hợp thực hiện thủ tục hải quan thủ công, xác định số thuế chính thức phải nộp và nộp đủ thuế để thông quan hàng hóa theo quy định;  học xuất nhập khẩu tại tphcm

+ Trường hợp chấp nhận trị giá do cơ quan hải quan xác định thì thực hiện khai báo trị giá hải quan trên tờ khai hải quan, nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế phải nộp để cơ quan hải quan quyết định thông quan theo quy định.

(2)Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu trị giá, nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định trị giá, thông báo cho người khai hải quan (qua Hệ thống hoặc theo mẫu số 02B/TBXĐTG/TXNK phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy) để làm cơ sở tính thuế; quyết định việc giải phóng hàng hóa hoặc thông quan theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; học xuất nhập khẩu ở hà nội

– Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày giải phóng hàng hóa nếu người khai hải quan không thực hiện khai báo trị giá hải quan, cơ quan hải quan thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 34 Thông tư này trên cơ sở người khai hải quan nộp đủ số tiền thuế theo trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định theo quy định trên.

II.Đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa:

Trách nhiệm thực hiện đối với trường hợp giải phóng hàng chờ kết quả giám định, phân loại hàng hóa: khoa hoc chuyen vien tuyen dung

1.Trách nhiệm của người khai hải quan

– ) Khai thông tin đề nghị giải phóng hàng trên Tờ khai hải quan theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục II kèm Thông tư này; Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì ghi “Đề nghị giải phóng hàng” tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan;

– Thực hiện nộp thuế hoặc bảo lãnh đối với số tiền thuế tự kê khai, tự tính thuế;

– Thực hiện khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC.

2.Trách nhiệm của cơ quan hải quan: 

– Cơ quan hải quan kiểm tra các điều kiện giải phóng hàng và phản hồi cho người khai hải quan; học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

– Căn cứ kết quả giám định, phân loại, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thông báo cho người khai hải quan để khai bổ sung (nếu có);

– Trường hợp phải khai bổ sung mà người khai hải quan không thực hiện việc khai bổ sung thì cơ quan hải quan xử lý theo quy định tại điểm b.7 khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2018/TT-BTC;

– Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan, hồ sơ hải quan để quyết định việc giải phóng hàng.

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/

Mong rằng những chia sẻ ở đây về các quy định giải phóng hàng hóa sẽ hữu ích với bạn!

Ngoài ra, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn các quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu để áp dụng chính xác vào thực tế, bạn có thể học xuất nhập khẩu thực tế tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu để được hướng dẫn một cách chi tiết.

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Quy định về hồ sơ, thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu

Quy định về hồ sơ, thủ tục miễn thuế xuất nhập khẩu

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo