Sau khi đàm phán và ký kết hợp, việc tiếp theo là cần chuẩn bị hàng hóa và thực hiện các nhiệm vụ khác trong giai đoạn trước khi giao nhận hàng hóa.
>>>>>>>>> Xem thêm: Phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng
Bài viết sau Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giới thiệu về Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện giao nhận hàng hóa.
Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện giao nhận hàng hóa
Để giao nhận hàng hóa thành công, bạn còn cả quá trình từ khi ký hợp đồng đến giao nhận hàng:
1.Thủ tục thanh toán
Ngay sau khi ký hợp đồng, tùy vào phương thức thanh toán mà bên mua sẽ phải thực hiện chuyển tiền (thường là tạm ứng một phần giá trị hợp đồng) hoặc mở Thư tín dụng cho bên bán hoặc kết hợp cả hai phương thức thanh toán này.
Cũng có những trường hợp việc chuyển tiền hoặc mở L/C được cho phép thực hiện vào thời điểm ngay trước khi giao hàng. Bên mua cân nhắc thời gian chuyển tiền hoặc mở L/C để đảm bảo không ảnh hưởng tới thời gian giao hàng. học kế toán thuế
Đối với những khách hàng thân quen và có uy tín tốt bên bán có thể áp dụng điều kiện thanh toán sau khi giao hàng một thời gian nhất định hoặc cho phép thanh toán vào một ngày nhất định hàng tháng đối với các khách hàng thường xuyên. Việc thanh toán sau như thế hầu như chỉ sử dụng phương thức chuyển tiền mà ít khi sử dụng L/C trả chậm.
2.Thuê vận tải
Tùy vào điều kiện Incoterms mà bên bán hoặc bên mua sẽ chịu trách nhiệm thuê vận tải cho lô hàng. Theo số lượng, khối lượng, thể tích và đặc tính của hàng hóa mà có thể cân nhắc các phương thức vận tải đường biển, đường hàng không …
Đôi khi do tình huống cấp bách bên mua không kịp thuê vận tải thì có thể nhờ bên bán thuê giúp (vì bên bán thường xuyên xuất khẩu nên có những hãng vận tải quen thuộc) trong khi bên mua vẫn là người trả cước phí vận tải theo đúng Incoterms quy định.
Việc thuê vận tải, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường và tinh thông các điều kiện lưu cước. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, công ty xuất nhập khẩu thường ủy thác việc tàu, lưu cước cho một công ty forwarder có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn. nên học kế toán thực hành ở đâu
3.Mua bảo hiểm
Việc mua bảo hiểm có thể phát sinh hoặc không tùy vào quyết định của hai bên (chủ yếu là quyết định do bên nhập khẩu). Thông thường các công ty xuất nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm với hàng đi bằng đường biển và có giá trị tương đối lớn.
Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiện bảo hiểm chính: Bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C). Ngoài ra, còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
4.Xin giấy phép xuất nhập khẩu
Giấy phép xuất nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo chính sách mặt hàng, đối với một số hàng hóa Chính phủ quy định phải xin giấy phép của bộ chủ quản trước khi xuất nhập khẩu. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Các bên sẽ phải làm hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu chậm nhất là trước khi mở tờ khai hải quan. Bạn cần cân nhắc thời gian bộ chủ quan xem xét hồ sơ và cấp phép để không làm ảnh hưởng đến tiến độ thông quan lô hàng. học kế toán ở đâu tốt
Nếu thường xuyên xuất/ nhập hàng với đối tác quen thuộc (cùng mặt hàng, cùng xuất xứ…) thì bạn có thể xin giấy phép một lần và sử dụng cho nhiều lô hàng tiếp theo.
5.Kiểm dịch, hun trùng/ Kiểm định/ Kiểm tra chuyên ngành
Cũng tùy thuộc vào chính sách mặt hàng mà có thể bên bán phải làm thủ tục kiểm dịch hoặc hun trùng cho lô hàng. Thông thường việc này là bắt buộc đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật, thực vật như (lúa gạo, hoa quả, đồ gỗ… )
Trong trường hợp bên mua cần bên bán chứng minh về chất lượng/ số lượng hàng hóa sẽ được giao (thường thuê công ty dịch vụ kiểm định uy tín thực hiện) thì bên bán sẽ kết hợp với công ty dịch vụ tiến hành công việc kiểm định lô hàng và được cấp Giấy chứng nhận chất lượng/ số lượng để giao cho bên mua. học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tphcm
Có những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp không muốn lưu hàng ở cửa khẩu để chờ kiểm tra chuyên ngành thì có thể xin đưa hàng về bảo quản tại kho riêng để đảm bảo chất lượng hàng hóa sau đó mới tiến hành kiểm tra chuyên ngành và thông quan nhập khẩu. học logistics ở đâu tốt
Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn có công tác chuẩn bị tốt trước khi giao nhận hàng hóa!
Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín.