Phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 11 phút đọc

Nhiều bạn thường bị nhầm lẫn giữa hai phương thức thanh toán L/C : L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng khi thực hiện mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu. Bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin về hai loại phương thức là L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng. khóa học xuất nhập khẩu thực tế   

Với sự phát triển mạnh mẽ của việc hội nhập thị trường quốc tế, ngành xuất nhập khẩu cũng có những bước chuyển mình lớn hơn, nhờ đó việc mua bán hàng hóa cũng diễn ra đa dạng hơn. Theo đó, việc thanh toán mua bán được ứng dụng nhiều hơn với phương thức thanh toán L/C.

>>>>>>>>> Xem thêm:  Một số câu hỏi và đáp án về phương thức nhờ thu  

1. Khái niệm L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng 

Tuy có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên về bản chất, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng có khái niệm như sau:

L/C chuyển nhượng là hình thức thư tín dụng không hủy ngang với Ngân hàng hàng phát hành cho phép người thụ hưởng có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ giá trị của thư tín dụng cho một hay nhiều đối tượng là người thụ hưởng khác.

L/C giáp lưng là loại L/C mà được phát hành dựa trên một L/C khác, nhưng hai L/C này thì độc lập với nhau. L/C giáp lưng là L/C thứ hai, được phát hành dựa trên L/C gốc.

2. Phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng  

Điểm giống  

Với hai phương thức  L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng có các điểm giống nhau như sau:

  • Đều là L/C không hủy ngang
  • Được sử dụng trong mua bán qua trung gian ba bên (Nhà sản xuất – người trung gian – Người nhập khẩu khóa học logistics tphcm   
  • Số tiền L/C sau thường ít hơn L/C trước
  • Thời hạn hiệu lực L/C sau thường ngắn hơn L/C trước
  • Thời gian xuất trình L/C sau thường sớm hơn L/C trước

Điểm khác  

* Đối với L/C chuyển nhượng  

Phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng

  • Cho phép chuyển nhượng từ người hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên khác (theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ nhất);
  • Thực chất chỉ có một thư tín dụng
  • Phí chuyển nhượng L/C do người hưởng lợi đầu tiên chịu (người trung gian):
  • Những phần L/C chuyển nhượng cho nhiều người không vượt quá tổng số tiền L/C ban đầu; có thể chuyển nhượng riêng rẽ nếu trong L/C không cấm giao hàng riêng rẽ và thanh toán từng phần  học phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp  
  • Ngày giao hàng L/C sau có thể sớm hơn L/C trước;
  • Ngân hàng chuyển nhượng chỉ có nghĩa vụ chuyển nhượng, không có nghĩa vụ thanh toán cho những người hưởng lợi thứ 2.
  • Người trung gian không cần giấu thông tin của nhà sản xuất và người nhập khẩu cuối cùng.

* Đối với L/C giáp lưng  

Phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng

  • Là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (có cùng điều kiện với L/C gốc)
  • Có hai thư tín dụng (L/C gốc và L/C giáp lưng)   học xuất nhập khẩu ở hà nội  
  • Phí mở L/C giáp lưng do người hưởng thụ đầu tiên chịu (người trung gian)
  • Ngày giao hàng trùng nhau trên L/C gốc và L/C giáp lưng
  • Thực hiện phức tạp: Phải thay đổi chứng từ và phải phối hộ thời gian sao cho ăn khớp với thời gian giao hàng
  • Ngân hàng mở L/C giáp lưng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà sản xuất
  • Người trung gian giấu thông tin của nhà sản xuất và người nhập khẩu cuối cùng.

Trên đây là cách phân biệt về L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng. Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín.

>>>>>> Bài viết tham khảo:  Học xuất nhập khẩu ở đâu Hà Nội   
Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện giao nhận hàng hóa

Các công việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện giao nhận hàng hóa

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo