Có nhiều vấn đề về phương thức nhờ thu mà nhiều bạn vướng mắc, không có cách lý giải. Bài viết này Gia Đình Xuất Nhập Khẩu sẽ liệt kê về một số vướng mắc dưới đây.
Một Số Câu Hỏi Và Đáp Án Về Phương Thức Nhờ Thu
Câu 1: Nếu áp dụng phương thức nhờ thu không thu tiền ở người nhập khẩu, thì trách nhiệm của ngân hàng nhờ thu đến đâu do đã không kiểm tra các chứng từ trước khi được gửi đi? khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn
Trả lời: Trong phương thức nhờ thu, người cam kết trả tiền là nhà nhập khẩu chứ không phải là ngân hàng; ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ mà chỉ chuyển nguyên văn đầy đủ chứng từ đi nhờ thu như đã nhận được.
>>>>>>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm lần đầu làm nghề logistics
Câu 2: Ngân hàng thu hộ phải làm gì khi nận được điện trực tiếp từ nhà xuất khẩu cho phép trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng?
Trả lời: Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng chỉ hành động theo các chỉ thị nhận được trực tiếp từ bên gửi chứng từ đến, do đó, mọi chỉ thị trực tiếp của nhà xuất khẩu cho ngân hàng thu hộ ở nước ngoài sẽ không được xử lý.
Để các chỉ thị của nhà xuất khẩu được thực thi, thì trước hết nhà xuất khẩu chỉ thị cho ngân hàng nhờ thu, sau đó ngân hàng nhờ thu chuyển tiếp chỉ thị đến ngân hàng xuất trình (nếu có), sau đó các chỉ thị này mới được thực thi.
Câu 3: Trong bất kỳ phương thức nhờ thu nào cũng phải chỉ định ngân hàng xuất trình?
Trả lời: Không. Chỉ khi nào nhà nhập khẩu không là khách hàng của ngân hàng thu hộ.
Câu 4: Một nhờ thu quy định: “phí bên nào bên ấy chịu”. Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán tiền hàng, nhưng không chịu trả phí cho ngân hàng thu hộ. Ngân hàng thu hộ phải làm gì?
Trả lời: Phải nhận tiền hàng và trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Phí dịch vụ của ngân hàng thu hộ được trừ vào tiền hàng thu được.
Câu 5: Ngân hàng A nhận được bộ chứng từ nhờ thu từ ngân hàng đại lý B ở nước ngoài gửi đến với điều kiện trao chứng từ là D/A. Nhà nhập khẩu đã có văn bản chấp nhận thanh toán và ngân hàng A đã giao chứng từ cho khách hàng đi lấy hàng. Đến hạn thanh toán, người mua không thanh toán, hỏi trách nhiệm thanh toán của ngân hàng A (ngân hàng thu hộ) là như thế nào? học xuất nhập khẩu
Trả lời: Ngân hàng thu hộ không có trách nhiệm trả thay, vì cam kết thanh toán của khách hàng (người nhập khẩu).
Tuy nhiên, nếu ngân hàng thu hộ đã bảo lãnh thanh toán cho nhà nhập khẩu và đã gửi thông báo bảo lãnh đó cho ngân hàng nhờ thu, thì ngân hàng thu hộ phải thanh toán vô điều kiện khi nhờ thu đến hạn, mà không cần biết đến thiện chí hay năng lực thanh toán của khách hàng.
Câu 6: Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần và nói rõ 50% thanh toán theo điều kiện D/P và 50% thanh toán theo điều kiện D/A. Hỏi:
a/ Người uỷ thác (người xuất khẩu) phải lập bộ chứng từ như thế nào?
b/ Ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào?
Trả lời:
a/ Để phù hợp với quy định của Lệnh nhờ thu, người uỷ thác phải lập bộ chứng từ, trong đó: chuyên viên tuyển dụng đào tạo
– Hoá đơn thương mại thể hiện 100% giá trị nhờ thu.
– Lập 02 hối phiếu, trong đó 01 hối phiếu at sight với 50% giá trị của hoá đơn; và 01 hối phiếu kỳ hạn để chấp nhận với 50% giá trị của hoá đơn.
b/Ngân hàng thu hộ sẽ tra chứng từ khi khách hàng đã thực hiện trả ngay 50% giá trị của hoá đơn và đã ký chấp nhận hối phiếu kỳ hạn 50% giá trị của hoá đơn.
Câu 7: Trong lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần nhưng không nói rõ là thanh toán theo điều kiện D/P hay D/A. Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ trao bộ chứng từ với điều kiện như thế nào? commercial invoice
Trả lời: Do không nói rõ là thanh toán với điều kiện D/P hay D/A, nên ngân hàng chi sẽ trao chứng từ khi khách hàng đã thực hiện thanh toán đầy đủ giá trị nhờ thu. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào phát dinh do việc giao chứng từ chậm.
Câu 8: Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, lệnh nhờ thu có chỉ thị cho phép thanh toán từng phần. Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ tài chính với điều kiện như thế nào?
Trả lời: Phải căn cứ theo luật của từng nước xem có cho phép thanh toán hối phiếu từng phần hay không. Nếu luật cho phép, thì ngân hàng sẽ trao chứng từ tài chính khi khách hàng đã thực hiện thanh toán đầy đủ số tiền ghi trên hối phiếu.
Câu 9: Trong phương thức nhờ thu, nếu chứng từ là trả ngay, thì ngân hàng xuất trình phải xuất trình chứng từ để thanh toán trong khoảng thời gian kể từ khi nhận được chứng từ là:
a/ 5 ngày làm việc ngân hàng học kế toán tổng hợp
b/ 7 ngày làm việc ngân hàng
c/ 2 ngày làm việc ngân hàng
d/ Không phương án nào đúng.
Trả lời: Theo điều 6 URC quy định rằng chứng từ là trả ngay, thì ngân hàng xuất trình phải không chậm trễ xuất trình chứng từ để thanh toán”…
Như vậy, câu trả lời đúng là phương án d bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
Câu 10: Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu có kèm theo hối phiếu kỳ hạn, nhưng trong lệnh nhờ thu lại không có chỉ thị rõ ràng nào về điều kiện trao chứng từ là D/P hay D/A. Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ trao chứng từ như thế nào?
Trả lời: Nếu trong lện nhờ thu không có chỉ thị về điều kiện trao chứng từ, thì chứng từ thương mại chỉ được trao cho người trả tiền khi nhận được thanh toán đầy đủ và ngân hàng thu hộ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về những hậu quả phát sinh do chậm trễ trong việc trao chứng từ.
Câu 11: Trường hợp bộ chứng từ nhờ thu có kèm theo hối phiếu kỳ hạn, nhưng trong Lệnh nhờ thu lại có chỉ thị rõ ràng về điều kiện trao chứng từ là D/P. Hỏi ngân hàng thu hộ sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời: Nếu nhờ thu kèm theo hối phiếu kỳ hạn và trong Lệnh nhờ thu quy định chứng từ thương mại được trao khi nhận được thanh toán và ngân hàng thu hộ sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào phát sinh do bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc chuyển giao chứng từ.
Câu 12: Nếu nhờ thu phải có ngân hàng xuất trình, thì ai là người chỉ định ngân hàng xuất trình?
Trả lời:
a/Nhờ thu là nhờ thu của người uỷ thác nên người uỷ thác là người có quyền chỉ định ngân hàng xuất trình.
b/Nếu người uỷ thác không chỉ định, thì ngân hàng nhờ thu sẽ là người được chỉ định, có như vậy nhờ thu mới thực hiện được.
c/Nếu ngân hàng nhờ thu không chỉ định, thì ngân hàng thu hộ sẽ là người được quyền chỉ định, có như vậy nhờ thu mới thực hiện được.
Ngân hàng chỉ định ngân hàng xuất trình sẽ được miễn trách đối với mọi sai sót của ngân hàng xuất trình.
Câu 13: Người nhập khẩu muốn ngân hàng thu hộ chỉ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu khi đã thu được phí, thì trong lệnh nhờ thu phải thể hện như thế nào?
Trả lời:
“Chỉ trao chứng từ khi đã thu được phí – Relaese document when charges have collected only”
Câu 14: Nêu các hình thức cam kết trả chậm của nhà nhập khẩu trong nhờ thu.
Trả lời: Nhà nhập khẩu cam kết trả chậm trong nhờ thu bằng các hình thức:
Thứ nhất, chấp nhận hối phiếu kỳ hạn (D/A)
Thứ hai, phát hành kỳ phiếu
Thứ ba, phát hành thư cam kết trả chậm
Câu 15: Lệnh nhờ thu là:
a/Hoá đơn bán hàng
b/Là hệ thống các chỉ thị cho Ngân hàng thực hiện
c/Chứng từ vận tải
d/Một yêu cầu thanh toán
Trả lời: Phương án b
Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hy vọng những câu hỏi và câu trả lời được đề cập trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương thức nhờ thu.
Nếu bạn có các thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và đang cần tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm: Học xuất nhập khẩu ở đâu Hà Nội và TPHCM
Xem thêm:
-
- Chứng từ thanh toán trong thương mại quốc tế
- Thanh toán bằng thư tín dụng – Letter of credit
- UPAS LC là gì? Những Thông Tin Cần Biết Về UPAS L/C
- Điều khoản thanh toán trong hợp đồng ngoại thương
- Hướng dẫn cách mở L/C tại Việt Nam
Các sổ hạch toán chi tiết khi sử dụng phương thức nhờ thu phiếu trơn?
Cách thức xét duyệt tính hợp lệ của bộ chứng từ theo phương thức thanh toán D/P