Công bố hợp quy là một hình thức bắt buộc mà các doanh nghiệp cần thực hiện để xem xét loại hàng hóa hay dịch vụ đó có phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật của nhà nước hay không.
Cùng Gia đình xuất nhập khẩu tìm hiểu kỹ hơn về Công Bố Hợp Quy Là Gì? Thủ Tục Công Bố Hợp Quy trong bài viết dưới đây:
>>>>> Bài viết xem nhiều: Nên học khai báo hải quan ở đâu
1. Công bố hợp quy là gì?
#Công bố hợp quy tiếng anh là gì
Công bố hợp quy được gọi với tên tiếng anh là Conformity Announcement.
Chứng nhận hợp quy có tên tiếng Anh là Certificate Regulation.
#Khái niệm
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN định nghĩa:
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
#Công bố hợp quy có bắt buộc không
Công bố hợp quy là một quy định bắt buộc.
Đối với hàng hóa thuộc danh mục phải công bố hợp quy trước khi nhập khẩu, thì cần phải công bố hợp quy. Đây là điều kiện tiên quyết trước khi sản phẩm, hàng hóa ra được đưa ra thị trường.
#Khi nào cần công bố hợp quy
Theo quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Đây là những sản phẩm có thể gây mất an toàn, hàng hóa có liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường bắt buộc phải công bố hợp quy.
2. Các sản phẩm phải công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy được áp dụng BẮT BUỘC đối với các hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ chủ quản quản lý nhóm hàng đó.
Điều này được quy định rõ trong các văn bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ, Ủy ban nhân dân trực thuộc ban hành hoặc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quy định trong quy chuẩn do nhân dân ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy chuẩn kỹ thuật địa phương, quy trình và môi trường.
#Danh mục hàng hóa phải công bố hợp chuẩn hợp quy
Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ, gồm các hàng hóa:
– Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời
– Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng
– Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng
– Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V
– Các sản phẩm điện, điện tử
– Lò vi sóng
– Nồi cơm điện
– Bàn là điện
– Ấm đun nước
– Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác
– Máy sấy khô tay
– Lò nướng điện, vỉ nướng điện
– Dụng cụ pha chè hoặc cà phê
– Ethanol nhiên liệu biến tính dùng để trộn với xăng sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ đánh lửa
– Nhiên liệu diesel sinh học gốc (B100)
– Xăng
– Nhiên liệu Diesel
– Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
– Đồ chơi trẻ em
– Quạt điện
– Nhiên liệu sinh học gốc
Thông tư số 31/2017/TT-BYT – Bộ Y tế, gồm các hàng hóa:
– Thuốc thành phần vắc – xin, sinh phẩm điều trị
– Trang thiết bị y tế thuộc loại B,C
– Thiết bị y học cổ truyền
– Nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
– Phương tiện tránh thai.
– Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực y tế và gia dụng (nhà ở, văn phòng, trường học, công trình công cộng, máy bay)
Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT – Bộ Thông tin và Truyền thông
– Thiết bị công nghệ thông tin
– Thiết bị phát thanh, truyền hình
– Thiết bị đầu cuối
– Thiết bị vô tuyến điện
– Pin Lithium cho máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng
– Thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần nằm trong khoảng 9 – 400 GHz và có công suất phát từ 60 mW trở lên.
Thông tư số 14/2018/TT-BNNPTNT – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm các hàng hóa:
– Giống cây trồng
– Giống vật nuôi
– Thức ăn chăn nuôi
– Thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y
– Giống thủy sản
– Thức ăn thủy sản sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
– Phân bón
– Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (nguyên liệu) và thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
– Muối công nghiệp
– Keo dán gỗ
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT – Bộ Giao thông Vận tải
– Xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp máy
– Xe máy chuyên dùng
– Ô tô, rơ moóc và sơ mi rơ moóc
– Toa xe đường sắt đô thị
– Đầu máy Diesel
– Đầu máy chạy điện từ nguồn điện cấp từ bên ngoài hoặc ắc quy
– Toa xe chở khách, không tự hành; Toa xe lửa hoặc xe điện chuyên dùng cho mục đích đặc biệt khác, không tự hành; Toa xe công vụ phát điện.
Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH – Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, gồm các hàng hóa:
– Thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy
– Thang cuốn; Băng tải chở người và các bộ phận an toàn
– Nồi hơi có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar (trừ nồi hơi có áp suất làm việc trên 16 bar sử dụng đặc thù chuyên ngành công nghiệp)
– Chai chứa khí nén có áp suất làm việc định mức trên 0,7 bar (trừ chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng)
– Bình, bồn, bể, xi téc có áp suất làm việc định mức trên 0,7 bar theo phân loại tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8366:2010 (trừ thiết bị đặc thù chuyên ngành công nghiệp)
– Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739: 2015 bao gồm:
– Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3;
– Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1,5kg trở lên;
– Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.
– Pa lăng điện, tời điện
– Palăng kéo tay, tời tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên
– Bàn nâng, sàn nâng
– Cần trục
– Cầu trục và cổng trục
– Vận thăng
– Phương tiện bảo vệ đầu (Mũ an toàn công nghiệp)
– Phương tiện bảo vệ mắt, mặt (Kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ; Kính hàn, mặt nạ hàn)
– Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc)
– Phương tiện bảo vệ tay (Găng tay bảo hộ lao động chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất)
– Phương tiện bảo vệ chân (Giày chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện)
– Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân
– Xe nâng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
Thông tư số 13/VBHN-BCT – Bộ Công thương, gồm các hàng hóa:
– Động cơ điện
– Máy phát điện
– Máy biến đổi tĩnh điện
– Máy biến áp phòng nổ
– Dây điện, cáp điện
– Bộ đèn chùm và đèn điện trần hoặc đèn điện tường khác
– Thiết bị thông tin
– Thiết bị điều khiển phòng nổ
– Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện
– Máy và thiết bị điện có chức năng riêng
– Nồi hơi nước quá nhiệt tạo ra hơi nước hoặc tạo ra hơi nước khác
– Nồi hơi nước sưởi trung tâm (không gồm các loại thuộc nhóm 84.02)
– Tời ngang; tời dọc loại chạy bằng động cơ điện
– Máy và thiết bị cơ khí khác
– Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp
– Vật liệu nổ công nghiệp
– Các loại bình chứa dùng để chứa mọi loại vật liệu
– Thiết bị dùng cho giàn giáo, vật chống, ván khuôn, cột trụ chống hầm lò
– Ống dẫn chịu áp lực cao có khả năng chịu áp lực trên 42.000 psi
Thông tư số 14/TT-BCA – Bộ Công an, gồm các hàng hóa:
– Trang thiết bị kỹ thuật
– Các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy
– Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
3. Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được căn cứ theo các văn bản pháp lý dưới đây:
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
– Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
– Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
>>>> Xem thêm:
4. Thủ tục công bố hợp quy
Thủ tục công bố hợp quy được thực hiện căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
a. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;
– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
– Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành.
Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
b. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận)
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;
– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
– Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.
Trường hợp, hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan chuyên ngành.
Tổ chức, cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo cơ quan chuyên ngành, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi hàng hóa này theo quy định của pháp luật.
c. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định
Đối với hàng hóa nhập khẩu:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa kèm theo bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận được chỉ định;
– Cơ quan chuyên ngành cấp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
– Sau khi có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tổ chức, cá nhân nộp bản sao y bản chính Thông báo này cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
#Hồ sơ công bố hợp quy
Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy lập hồ sơ công bố hợp quy và nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới cơ quan chuyên ngành là cơ quan chuyên môn do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, giao trách nhiệm. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:
Hồ sơ công bố hợp quy căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN Sửa đổi, bổ sung Điều 14 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, gồm:
Bản công bố hợp quy theo mẫu (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN)
Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký. Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
– Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
– Tên sản phẩm, hàng hóa;
– Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
– Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
– Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
#Mẫu giấy chứng nhận công bố hợp quy
Trên đây là các thông tin về hình thức công bố hợp quy, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Ngoài ra, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn các quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu để áp dụng chính xác vào thực tế, bạn có thể tham gia khóa học xuất nhập khẩu tại các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu để được hướng dẫn một cách chi tiết..
Chúc bạn thành công!