Luật thương mại năm 2005 và Nghị đinh 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 và được thay thế bằng Nghị định 31/2018/NĐ-CP, quy định về thủ tục và trình tự xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu cấp nhằm chứng minh nguồn gốc hàng hóa phục vụ cho việc áp dụng các chế độ ưu đãi tại nước nhập khẩu.
>>>>> Xem thêm: Nhận biết các loại vận đơn đường biển
1.Phân loại giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ có các loại:
– Form A dùng cho chế độ ưu đãi thuế quan phổ cấp do các nước phát triền dành cho các nước chậm và đang phát triển được hưởng, trong đó có Việt Nam.
– Form B dùng cho hàng xuất khẩu sang nước cho hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
– Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu Handlooms dành cho Hiệp định hàng dệt may Việt Nam – EU hay hàng dệt may thủ công sang các nước EU
– Form T dùng cho hàng dệt may đi EU học logistics ở đâu tốt
– Form Handicrafts cấp cho hàng thủ công xuất sang EU
– Form O cấp khi xuất khẩu cà phê sang các nước nằm trong Hiệp hội cà phê quốc tế
– Form X cấp khi xuất khẩu cà phê sang các nước không nằm trong Hiệp hội cà phê quốc tế
– Form D dùng khi xuất khẩu sang các nước thành viên khối ASEAN
– Form S dùng cho xuất khẩu hàng sang Lào khóa học xuất nhập khẩu thực tế cho doanh nghiệp
– Form E dùng cho xuất khẩu hàng sang Trung Quốc
Hiện nay và sau này chúng ta có thể sẽ gặp các loại giấy chứng nhận xuất xứ khác trong quan hệ buôn bán với Hàn Quốc, Ấn Độ… học kế toán ở đâu tốt nhất
2.Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Ở Việt Nam hiện nay có các tổ chức cấp sau đây:
– Bộ Công thương cấp mẫu D, E, S…
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp mẫu A, B, O, X, T…
– Ban quản lý khu chế xuất cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa sản xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
3.Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
a.Xin mẫu D, E, S… tại Vụ xuất nhập khẩu của Bộ Công thương
Hồ sơ gồm có: hoc xuat nhap khau o tphcm
– Giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu của Bộ Công thương: 1 bản chính, 3 bản sao
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Tờ khai hải quan đó thanh khoản (bản sao có xác nhận sao y bản chính)
– Hóa đơn thương mại (bản sao có xác nhận sao y bản chính)
– Vận đơn (bản sao có xác nhận sao y bản chính)
b.Xin cấp mẫu A, B, O, X, T… tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Hồ sơ gồm có:
– Đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ
– Giấy chứng nhận xuất xứ đó kê khai hoàn chỉnh
– Hóa đơn thương mại
– Vận đơn đối với xuất khẩu cà phê
Trong trường hợp cần thiết, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam sẽ yêu cầu cung cấp thêm một số giấy tờ: hợp đồng mua bán ngoại thương, tờ khai hải quan về nguyên vật liệu nhập khẩu… phân tích báo cáo tài chính
4.Cấp giấy chứng nhận xuất xứ qua mạng
Hiện nay Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã áp dụng cấp CO qua mạng tại http//www.covcci.com.vn thời gian cấp CO qua mạng so với cấp CO truyền thống đó rút ngắn được một nửa. Bộ Công thương cũng đã thực hiện việc cấp CO qua mạng eCosys. Mặc dù đã áp dụng được bốn năm nhưng khai báo CO qua mạng cũng không mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Việc khai báo CO qua mạng hiên nay mới chỉ dừng ở việc cấp CO điện tử. Khó khăn là ở đường truyền thiết bị chưa đồng bộ, các chứng từ cần thiết như tờ khai xuất, vận tải đơn… sẽ phải dùng file dạng ảnh hoặc acrobat dung lượng lớn đòi hỏi hệ thống máy chủ truyền, nhận và xử lý thông tin phải nhanh, không gây ách tắc hoặc lỗi đường truyền.
Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Hy vọng những thông tin về Hướng dẫn xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được đề cập trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!
Ngoài các bài viết chuyên sâu về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn cũng có thể đón đọc những bài viết review hữu ích về việc học xuất nhập khẩu của chúng tôi.
Em chào anh chị. Hiện tại bên em đang có lô hàng xuất khẩu là tinh quặng sắt sang Trung Quốc đã được cấp quota xuất khẩu. Anh chị cho em hỏi, những vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng này, quy trình xin cấp C/O cần chuẩn bị giấy tờ gì? và cấp C/O form gì, tiêu chuẩn ra sao. Em xin chân thành cảm ơn!