ISF Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? Hướng Dẫn Khai ISF

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 19/07/2024 12 phút đọc

ISF là gì và khai báo ISF như thế nào là băn khoăn của nhiều công ty xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ. Khai báo ISF là hoạt động bắt buộc trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Mỹ.

Trong bài viết này, Gia Đình Xuất Nhập Khẩu sẽ chia sẻ những vấn đề liên quan đến khái niệm ISF, quy định về ISF và cách điền tờ khai ISF chính xác nhất.

1. ISF là gì trong xuất nhập khẩu? Phí ISF là gì?

Trước khi hàng hóa được vận chuyển đến Hoa Kỳ bằng đường biển, người nhập khẩu hoặc đại lý của họ phải cung cấp trước cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (United States Customs and Border Protection – CBP) thông tin về lô hàng đến Hoa Kỳ trực tuyến, trong một hồ sơ gọi là ISF (Importer Security Filing).

ISF là gì?

ISF có thể hiểu đơn giản là tờ khai an ninh hàng hóa của nhà nhập khẩu. Tờ khai này chỉ áp dụng cho các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng đường biển, không áp dụng cho các phương thức vận tải khác.

Phí ISF là phí thông quan an ninh cho hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Phí này thường được tính từ 28$ – 35$ cho mỗi hóa đơn (Bill of Lading).

Review khách quan học logistics ở đâu tốt nhất

2. Khai ISF khi nào? Ai là người khai ISF

Việc khai thông tin ISF cũng tương tự như khai báo AMS trong đó quy trình làm thủ tục khai báo ISF yêu cầu bên nhập khẩu tại Hoa Kỳ cung cấp thông tin của nhà sản xuất (manufacturer), nhà nhập khẩu (importer of record number), mã hàng hóa (commodity HTSUS number) và người gom hàng (consolidator).

Việc kê khai ISF cần được khai báo với Hải quan Hoa Kỳ 48 giờ trước khi tàu tại cảng xuất phát khởi hành đến Hoa Kỳ. Thông thường việc khai báo ISF sẽ được thực hiện cùng lúc với việc khai báo AMS, đại lý vận tải sẽ giúp đơn vị nhập khẩu khai báo các thông tin này.

3. Khai ISF cần những thông tin gì?

Để kê khai ISF, cần những thông tin sau từ bên nhập khẩu, bên xuất khẩu và thông tin của hãng tàu vận chuyển:

Thông tin của người nhập khẩu và người xuất khẩu:

    • Tên và địa chỉ của nhà cung ứng
    • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu – Real Shipper
    • Tên và địa chỉ của người nhập khẩu – Real Consignee
    • Tên và địa chỉ của bên giao hàng
    • Địa chỉ xếp hàng vào container
    • Tên và địa chỉ của người gom hàng (Consolidator)
    • Cảng đến và cảng đích
    • Biểu thuế hàng hóa cho mỗi sản phẩm của lô hàng

Thông tin hãng tàu:

    • Thời gian và địa điểm xếp hàng lên tàu
    • Tình trạng của container
    • Số vận đơn liên kết ISF và AMS
    • Số vận đơn do hãng tàu cấp phát
    • Số vận đơn AMS, mã code của người gửi và người nhận

4. Hướng dẫn khai ISF

Để khai ISF chính xác và đầy đủ nhất, các bạn cần điền các thông tin sau:

    • Số vận đơn AMS (AMS House Bill Of Lading Number)
    • Số vận đơn đường biển (Master Bill of Lading number)
    • Thời gian khởi hành ước tính (Estimated Departure Date)
    • Thời gian đến ước tính (Estimated Arrival Date)
    • Cảng đến (Foreign Port Of Lading)
    • Cảng dỡ hàng (U.S. Port Of Unlading)
    • Tên tàu chở hàng (Name Of Vessel)
    • Số chuyến đi (Voyage Number)
    • Số container (Ocean Container Number)
    • Số tham chiếu (Reference Number)
    • Tên và địa chỉ của nhà cung cấp (Manufacturer (Supplier))
    • Thông tin của người bán (Seller)
    • Thông tin của người mua (Buyer)
    • Thông tin tàu vận chuyển (Ship To)
    • Thông tin container (Container Stuffing Location)
    • Thông tin của người gom hàng (Consolidator)
    • Thông tin người chịu trách nhiệm lô hàng (Importer Of Record)
    • Thông tin của người nhận hàng (Consignee)
    • Mô tả hàng hóa (Item Description)
    • Mã HTS (HTS Number)
    • Xuất xứ hàng hóa (Country Of Origin)

5. Mẫu khai ISF

Dưới đây là mẫu tờ khai ISF giúp các bạn hình dung rõ hơn về form khai ISF cũng như các thông tin cần có. Các thông tin trong tờ khai ISF cần được khai đầy đủ và chính xác giúp hải quan Mỹ dễ dàng kiểm tra và hàng hóa dễ dàng được thông quan vào Mỹ.

6. Hình thức xử phạt khi kê khai chậm, không kê khai ISF

Theo quy định, việc kê khai ISF do người nhập khẩu chịu trách nhiệm, tuy nhiên chậm kê khai ISF hoặc không kê khai ISF có thể bị phạt tới 5000$/lô hàng đối với người nhập khẩu.

Việc điền tờ khai ISF này thường gây nhầm lẫn cho các công ty vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu là một doanh nghiệp lớn tại Hoa Kỳ cũng mắc lỗi trong việc khai báo ISF.

⇒ Do đó, các công ty xuất khẩu của Việt Nam cần đảm bảo rằng các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã nắm rõ và thực hiện đầy đủ, chính xác việc khai báo thông qua ISF này để lô hàng có thể thuận lợi thông quan mà không xảy ra sai sót hay mất thêm khoản chi phí phát sinh nào.

Mỹ là một trong những quốc gia có hàng rào an ninh nghiêm ngặt nhất thế giới vì thế hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cũng có chính sách kiểm soát rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ cần đặc biệt lưu ý đến tờ khai ISF này để đảm bảo cho hàng hóa của mình được thông quan thuận lợi.

Trên đây là Gia Đình Xuất Nhập Khẩu đã giúp các bạn nắm được ISF là gì trong xuất nhập khẩu và cách khai ISF…mong rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Nếu bạn muốn theo đuổi công việc xuất nhập khẩu mà chưa biết bắt đầu từ đâu có thể tham khảo: Lộ trình học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu hay tham gia những Khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn tại các trung tâm uy tín được được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn, xem chi tiết tại: Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt?

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Công Việc Của Nhân Viên Khai Báo Hải Quan – Cus

Công Việc Của Nhân Viên Khai Báo Hải Quan – Cus

Bài viết tiếp theo

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo