Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 12 phút đọc

Bài viết này, Gia đình xuất nhập khẩu muốn chia sẻ cho các bạn phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu làm căn cứ xác định trị giá hải quan theo quy định của GATT.

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, việc tính trị giá hải quan hay còn gọi là trị giá tính thuế giúp làm căn cứ đề tính thuế xuẩt nhập khẩu.

Vào thời điểm cuối năm 2003, cơ quan hải quan Việt Nam đã áp dụng hình thức xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT của WTO. Hình thức này bắt đầu ứng dụng vào thời điểm đó và được vận dụng phổ biến hơn hiện nay.

>>>>>>>> Xem thêm: quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển

1.Khái niệm về trị giá giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu   

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ta có khái niệm về trị giá giao dịch như sau;

“Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải toán cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều 8”

Phương pháp tính trị giá hải quan hay được gọi là phương pháp tính giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. khóa học kế toán

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định giá thực tế

Giá thực tế là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu”.

 Giá “đã thanh toán” được dùng làm cơ sở để xác định trị giá nếu hàng hóa đã được thanh toán trước. Nếu hàng hóa chưa được thanh toán thì giá “sẽ thanh toán” sẽ được dùng làm cơ sở để xác định trị giá. khóa học nhân sự

2.Điều kiện áp dụng phương pháp tính trị giá giao dịch

Phương pháp tính trị giá giao dịch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được áp dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP.

+ Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu trừ một số hạn chế quy định tại khoản 3 Điều 6 thông tư này.

+ Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan. khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm

+ Người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại;

+ Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 thông tư này.

Phương pháp trị giá giao dịch

3.Các khoản điều chỉnh khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch

Các khoản điều chỉnh này là bắt buộc theo quy định của pháp luật giữa các bên tham gia vào Hiệp định trị giá hải quan. Theo đó,  các khoản điều chỉnh bao gồm các khoản sau:

a.Các khoản chi phí điều chỉnh tăng: 

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 13  Nghị định 40/2007NĐ-CP kỹ năng mềm cho sinh viên

– Chi phí hoa hồng và môi giới, trừ hoa hồng mua hàng: đây là loại chi phí cho người trung gian nhận được trong một giao dịch hoặc từ bên bán, hoặc từ bên mua.

– Chi phí về thuê container và bao bì đóng gói do người mua trả.

– Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, hay còn gọi là các khoản trợ giúp. phân tích báo cáo tài chính

– Chi phí liên quan đến quyền sử dụng sở hữu trí tuệ như: Tiền bản quyền, phí giấy phép do người mua trả. học xuất nhập khẩu ở đâu

– Tiền lãi thu được do bán lại hàng chuyển nhượng hay sử dụng: Các khoản tiền người mua phải trả từ số tiền thu được, trực tiếp hay gián tiếp cho người bán.

– Chi phí vận chuyển, bảo hiểm và xếp dỡ để đưa được hàng hóa đến nước nhập khẩu.

b.Các khoản chi phí điều chỉnh giảm:

– Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu do người mua trả bao gồm: Chi phí xây dựng, kiến trúc, lắp ráp, bảo dưỡng hoặc cung cấp hỗ trợ kĩ thuật được thực hiện sau khi nhập khẩu hàng hóa;

– Chi phí vận tải và bảo hiểm trong lãnh thổ nước nhập khẩu.

– Thuế nhập khẩu và các loại thuế khác phải nộp ở nước nhập khẩu trong trường hợp tách biệt với giá đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán. 

– Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển ở nước xuất khẩu học xuất nhập khẩu ở đâu tốt 

– Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu

– Khoản lãi suất theo thoả thuận tài chính của người mua nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định.

Nguồn tham khảo: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Trên đây là các phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá xuất nhập khẩu.

Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn.

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu từ những bài viết liên quan trong trang. Nếu bạn cần tìm địa chỉ học xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo thêm: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất Hà Nội TPHCM 

Gia đình Xuất nhập khẩu – Kênh thông tin hữu ích ngành xuất nhập khẩu

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá tính toán

Phương pháp tính trị giá hải quan theo trị giá tính toán

Bài viết tiếp theo

Dịch Vụ Kho Bãi (Kho Ngoại Quan, Kho Chứa Hàng)

Dịch Vụ Kho Bãi (Kho Ngoại Quan, Kho Chứa Hàng)
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo