Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Bằng Đường Biển

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 22 phút đọc

Trong nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa trên thị trường hiện nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một phương thức khá phổ biến và được nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng. Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển phải trải qua một quy trình vô cùng chặt chẽ và phức tạp.

Vậy quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển diễn ra như thế nào? Hãy cùng Gia Đình Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vận chuyển đường biển là gì?

Vận chuyển đường biển là gì

Vận chuyển đường biển được hiểu là một hình thức vận chuyển hàng hóa mà sử dụng phương tiện và cơ sở hạ tầng là đường biển, nhằm phục vụ cho mục đích vận chuyển.

Phương tiện thường dùng của vận chuyển đường biển là tàu tuyền cùng các phương tiện dùng để xếp, tháo dỡ hàng hóa khác như xe cẩu,… Cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận chuyển đường biển gồm có cảng biển, cảng trung chuyển,…

Vận chuyển đường biển chỉ phù hợp với những khu vực liền kề biển và có cảng phục vụ cho việc tàu cập bến. Ta có thể thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho nội địa hoặc quốc tế đều được. Vận chuyển đường biển thường áp dụng cho hàng hóa có quy mô và trọng tải lớn, do vậy hình thức này thường được dùng cho ngành xuất nhập khẩu để vận tải số lượng hàng hóa có khối lượng, trọng lượng lớn.

Tham khảo: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Ưu nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển bằng đường biển đem lại khá nhiều ưu điểm cho người gửi hàng, cụ thể như sau:

  • Vận chuyển được hàng hóa có khối lượng lớn và số lượng nhiều
  • Hầu như không bị hạn chế về công cụ hỗ trợ vận chuyển và số lượng phương tiện
  • Chi phí vận chuyển rẻ hơn so với các loại hình khác
  • Ít gặp trở ngại trong quá trình vận chuyển hàng hóa do hầu hết tuyến đường vận tải trên biển đều là tuyến đường giao thông tự nhiên
  • Có tính an toàn giao thông cao hơn do ít xảy ra tình trạng va chạm giữa các tàu
  • Góp phần mở rộng giao thương quốc tế qua đường biển

Ngoài những ưu điểm kể trên thì vận chuyển bằng đường biển cũng có những nhược điểm nhất định, như:

  • Không thể giao tận tay cho người tiêu dùng, mà cần phải thông qua các phương thức vận tải khác
  • Vận tải đường biển thường tốn khá nhiều thời gian nên không phù hợp cho nhu cầu chuyển phát nhanh

Quy trình xuất nhập khẩu

3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển được thực hiện theo quy trình gồm các bước sau đây:

Bước 1: Ký kết hợp đồng thương mại

Ở bước đầu tiên trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển này, chủ tàu và chủ hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Nội dung hợp đồng sẽ đưa ra những điều khoản thỏa thuận cụ thể giữa hai bên về điều kiện giao nhận hàng hóa, thông tin về hàng hóa, trách nhiệm của các bên,… Khi đạt được sự thống nhất giữa hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu

Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, nếu hàng hóa bạn muốn vận chuyển thuộc loại hàng hóa phải có giấy xin phép thì chủ hàng buộc phải làm việc với cơ quan để xin giấy phép xuất khẩu theo đúng quy định.

Bước 3: Tiến hành đặt booking và lấy container rỗng

Bạn phải đặt container rỗng để xếp dỡ hàng hóa, nếu lô hàng hóa của bạn được bán theo điều kiện CIF thì cần phải tìm kiếm và liên hệ với bên Forwarder hoặc hãng tàu để lựa chọn một dịch vụ vận chuyển phù hợp, có chi phí vận chuyển hợp lý.

Nếu hàng hóa của bạn được bán theo điều kiện FOB, thì không cần đặt tàu mà bên phía consignee sẽ tiến hành đặt tàu cho chủ hàng. Tại cảng sẽ diễn ra quy trình lấy container rỗng cụ thể như sau: Chủ hàng sẽ ra cảng và tiến hành xác nhận thông tin đặt tàu sau khi đã xuất CIF và đặt đã tàu trước đó. Bạn sẽ xác nhận trực tiếp với hãng tàu và đồng ý lấy Cont.

Nếu xuất hàng bằng FOB thì bạn sẽ nhận được thông tin chuyển phát và mang đi để đặt tàu rồi sau đó tiếp tục tiến hành công việc lấy tàu giống như CIF.

Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa xuất khẩu

Ở bước này, phía chủ hàng sẽ thực hiện lên kế hoạch để sản xuất hàng hóa và phải đảm bảo được chất lượng và số lượng của hàng hóa theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Sau đó chủ hàng lên kế hoạch lấy Cont để có thể tiến hành đóng hàng, kiểm hàng và niêm phong để xuất hàng.

Bước 5: Đóng gói hàng và ký hiệu chuyên chở

Đối với quy trình đóng gói hàng hoá, bạn có thể thực hiện tiện cảng hoặc tại kho đêu được.

Xem thêm: Điều khoản đóng gói trong hợp đồng ngoại thương

+ Nếu đóng gói hàng hóa tại kho thì bộ phận xuất nhập khẩu sẽ tiến hành phối hợp với công nhân tại đó để tiến hành đóng gói hàng hóa theo yêu cầu chủ hàng đưa ra. Đặc biệt phải chú ý điền đầy đủ thông tin liên quan đến lô hàng ví dụ như: Tên hàng hóa, loại hàng hoá số lượng, trọng lượng, nơi sản xuất,… theo đúng yêu cầu chủ hàng đưa ra.

+ Nếu đóng hàng tại cảng thì cũng tương tự như vậy, tuy nhiên sẽ có nhiều thủ tục và giấy tờ hơn. Ngoài ra thì chi phí đóng tại cảng cũng sẽ cao hơn do phải thuê nhân công đóng hàng.

Bước 6: Mua bảo hiểm hàng hóa

Bạn phải liên hệ với bên công ty bảo hiểm để lựa chọn loại bảo hiểm phù hợp nhất với giá trị hàng hóa. Thông thường, đối với loại hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển thì bảo hiểm sẽ mua mức 2% trên tổng giá trị đơn hàng. Trường hợp lô hàng xuất theo điều kiện FOB hoặc CNF thì chủ hàng không cần mua bảo hiểm.

Xem thêm: Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Đây là bước quan trọng nhất, quyết định hàng hóa bạn có được xuất hoặc nhập hay không.

+ Mở tờ khai hải quan: để thực hiện được điều này phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy tiếp nhận hồ sơ do cơ quan Hải quan cung cấp, giấy giới thiệu nhân viên giao nhận, hợp đồng ngoại thương, phiếu đóng hàng, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại.

– Đăng ký tờ khai: Tiến hành nhập thông tin, khai báo đầy đủ, chính xác về lô hàng tại cơ quan Hải quan. Nếu lô hàng hợp lệ thì sẽ được vào luồng xanh và thông quan. Còn không hợp lệ sẽ bị kiểm tra lại tức là luồng vàng hoặc luồng đỏ.

+ Đóng phí làm thủ tục hải quan

+ Lấy tờ khai: Bộ phận hải quan sẽ tiến hành tiếp nhận thông tin, rà soát, kiểm tra và xử lý ghi số cont và số seal vào mặt sau của tờ khai

+ Thanh lý tờ khai: Chủ hàng sẽ đưa tờ khai cho bên phía cảng kiểm tra, sau khi được thông qua thì cont sẽ được nhập vào hệ thống cảng

+ Vào sổ tàu: Sau khi cont đã được hạ, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành ký vào biên bản số tàu, sau đó bàn giao xác nhận tình trạng giao nhận hàng của Cont

+ Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi đơn hàng đã được giao nhận hoàn tất, nhân viên giao nhận sẽ cung cấp các thủ tục cho lô hàng kèm theo các giấy tờ gồm có: 1 bản chính Commercial Invoice, 1 bản chính và 1 bản sao của tờ khai hải quan và vận đơn đường biển.

Bước 8: Giao hàng cho tàu

Ở bước này, sẽ cung cấp chi tiết hóa đơn giao nhận để hãng tàu tiến hành làm vận đơn, bước này được thực hiện trước bước thực xuất hàng. Quá trình giao nhận được xác nhận là kết thúc khi phía bên xuất hàng nhận được vận đơn, hoặc cũng có thể là bill gốc hoặc surrendered.

Bước 9: Thanh toán tiền hàng.

Chủ hàng làm thủ tục xuất nhập khẩu có trách nhiệm phải hoàn thành bộ chứng từ xuất nhập khẩu đường biển, gồm có: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận khử trùng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

4. Quá trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển được thực hiện với trình tự như sau:

Quy trình nhập khẩu hàng hóa

Xem chi tiết tại: Quy trình nhập khẩu lô hàng bằng đường biển

5. Cách tính cước phí vận chuyển đường biển

Ta có công thức như sau:

CBM = ( Chiều dài x Chiều cao x Chiều rộng) x Số lượng

(Đơn vị là met – m)

Áp dụng công thức chuyển đổi từ CBM – trọng lượng theo KGS

+ 1 tấn < 3 CBM ⇒ Hàng nặng ⇒ Áp dụng bảng giá KGS

+ 1 tấn >= 3 CBM ⇒ hàng nhẹ ⇒ Áp dụng bảng giá CBM

Ta có quy ước: 1 tấn = 3 CBM, hoặc 1 CBM = 333 kgs

Ta có ví dụ sau: Lô hàng hóa xuất khẩu sang Đức gồm 24 thùng hàng với trọng lượng 1500 kgs. Kích thước của mỗi thùng là: 0,8 – 0,6 – 0,5 (dài – rộng – cao)

– Áp dụng công thức ta có thể tích 1 thùng hàng là: 0,8 * 0,6 * 0,5  = 0,24 CBM

– Thể tích toàn bộ lô hàng là: 0,24 * 24 = 5,76 CBM

– Ta có 1500 kgs= 1,5 tấn

– 1 tấn = 3,84 CBM ⇒ Trọng lượng 1 tấn hàng chiếm nhiều diện tích, từ đó sẽ tính theo thể tích tương ứng của bảng giá CBM

Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tại Hà Nội và TPHCM

6. Một số lưu ý khi vận chuyển bằng đường biển

Một số lưu ý khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

  • Cần lưu ý thời tiết khi vận chuyển bằng đường biển, tránh những ngày mưa gió, lũ lụt, sóng thần,… Nên đảm bảo vận chuyển hàng hóa trong điều kiện thời tiết tốt nhất để đảm bảo an toàn về người và của.
  • Cần lưu ý các chính sách pháp luật của quốc gia khác khi dừng chân tại cảng biển của họ
  • Không được vận chuyển hàng hóa trong danh mục cấm
  • Nên lựa chọn công ty vận chuyển kĩ càng vì họ sẽ là người giúp doanh nghiệp của bạn hoạch định rõ ràng, chi tiết từ đó hạn chế lãng phí thời gian, tiền bạc vào các thủ tục.
  • Mua bảo hiểm cho hàng hóa là một điều rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro, mất mát phát sinh trong quá trình vận chuyển

Trên đây là tất cả thông tin về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức bổ ích về xuất nhập khẩu.

Để nâng cao nghiệp vụ xuất nhập khẩu – logistics các bạn nên tham gia các khóa học xuất nhập khẩu – logistics tại các trung tâm uy tín. Tại đó bạn sẽ được các giảng viên là những người đang làm nghề hướng dẫn chi tiết các tình huống thực tế

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Địa Chỉ Bán Buôn Váy Công Chúa Tốt Nhất

Địa Chỉ Bán Buôn Váy Công Chúa Tốt Nhất

Bài viết tiếp theo

Dịch Vụ Cho Thuê Và Môi Giới Tàu

Dịch Vụ Cho Thuê Và Môi Giới Tàu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo