Khi mua hàng, chúng ta thường lựa chọn ship cod hoặc chuyển khoản trước rồi giao hàng. Nhiều bạn chưa hiểu rõ ship cod là gì? có nên chọn ship cod hay không?… Bài viết này sẽ chia sẻ cụ thể về Ship cod và những lưu ý để ship cod tránh mất tiền oan.
>>>>> Xem thêm: REVIEW Khóa Học Mua Hàng Purchasing Ở Đâu Tốt?
1. Ship Cod là gì?
Ship COD là gì? Ship COD là từ viết tắt của Cash on Delivery có nghĩa là hình thức thanh toán ngay khi nhận hàng. Người mua hàng sẽ được nhận sản phẩm trước rồi sau đó mới phải trả tiền cho shipper để hoàn thành đơn hàng.
Có thể thấy lợi ích của hình thức ship hàng COD với khách hàng là rất lớn, người mua sẽ được nhận hàng tận tay và có thể xem hàng, thậm chí thử hàng rồi mới quyết định trả tiền cho món hàng, ngược lại, nếu không ưng ý có thể từ chối thanh toán và trả lại người bán.
Ship COD mang lại quyền lợi cho người mua, nhưng lại đẩy “rủi ro” về phía người bán hàng. Đã có rất nhiều trường hợp đã giao hàng đến nhưng khách từ chối nhận, khách thử đồ không vừa, khách hết hứng mua,… Như vậy, người bán vừa không bán được hàng, lại vừa mất phí vận chuyển hai chiều.
Ship cod thường được sử dụng khi người mua họ chưa thực sự tin tưởng vào loại hình mua hàng online, chưa tin tưởng vào shop bán hàng. Do việc bán hàng online tồn tại nhiều hình thức lửa đảo khác nhau nên cod vẫn là hình thức vận chuyển phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Có một điều thú vị, ở Việt Nam mọi người sẽ đọc là “ship cốt”, nhưng thực chất cách đọc chính xác phải là đọc từng từ tách rời C > O >D – Xì – u – Đi. Dù là bạn đọc theo cách nào thì COD vẫn là hình thức thanh toán tiền khi nhận hàng rất phổ biến khi bạn mua hàng online.
2. Hướng dẫn cách ship cod
Dịch vụ ship hàng cod là một loại hình dịch vụ mới xuất hiện ở Việt Nam một vài năm gần đây.
Thông qua hình thức này người bán hàng sẽ ủy thác cho nhân viên bưu tá của hãng vận chuyển thu hộ một khoản tiền từ người nhận (người mua hàng) khi giao hàng và khoản tiền này sẽ được chuyển trả lại người mua sau khi đơn hàng được giao thành công.
Với hình thức này sẽ tránh tối đa các hình thức lừa đảo trực tuyến và hạn chế 100% rủi ro cho khách hàng.
Shop của bạn sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng vì họ sẽ chỉ phải trả tiền khi đã được tận mắt xem và kiểm tra hàng mà mình đặt mua trực tuyến. Nếu không vừa ý, khách hàng hoàn toàn có thể trả lại hàng cho bạn.
Các bước ship cod:
Bước 1: Nhận đơn hàng từ khách hàng
Trước tiên người người bán sẽ nhận đơn đặt hàng của khách tại các kênh online như: Facebook, zalo, trên sàn Thương mại điện tử,..
Bước 2: Chốt đơn và xác nhận giao hàng
Sau khi nhận được đơn hàng, chủ cửa hàng chủ động gọi lại cho khách xác nhận thông tin và tạo đơn hàng với các thông tin cơ bản để tiến hành gọi Ship cod gồm:
+ Tên khách hàng
+ Số điện thoại khách hàng
+ Địa chỉ nhận hàng
+ Tên sản phẩm
+ Tiền thu Cod
Với các chủ Shop bán online chủ động tìm Ship COD, bạn có thể tự tìm Shipper trên các Group tìm Shipper, việc này sẽ dễ dàng hơn với các đơn hàng trong nội thành.
Với cách Ship COD toàn quốc, chủ Shop cần liên hệ các đơn vị vận chuyển phổ biến như: Giao hàng tiết kiệm, J & T Express, Giao hàng nhanh, Viettel post, Việt Nam Post,…để đảm bảo quá trình giao hàng và thu tiền diễn ra thuận lợi và đúng quy trình.
3. Những lưu ý ship Cod tránh mất tiền oan, tránh khách không nhận hàng.
Có rất nhiều lý do khiến khách không nhận hàng, khách “boom hàng”, để tránh tình trạng này xảy ra, người bán hàng cần lường trước những vấn đề này và vạch ra các chiến lược sau:
Áp dụng một mức giá ship cố định
Phí ship cao cũng là lý do khiến người mua ngại nhận hàng. Vì vậy, nếu người bán áp dụng được mức phí ship cố định, phí thấp thì sẽ giữ chân được khách hàng.
Đây là phương thức vận chuyển mà các shop bán hàng phải đưa ra một mức phí cố định cho đơn hàng của mình. Có thể dựa theo giá trị đơn hàng, cân nặng hay tổng số lượng đơn hàng của khách. Cách làm này sẽ gây được niềm tin với khách hàng vị họ biết được rằng bạn không thu phí quá thấp hoặc quá cao của khách.
Ví dụ như hiện nay tại nội thành Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh các shop nhỏ lẻ thường áp dụng mức giá 20.000 VNĐ – 30.000 VNĐ cho một đơn hàng tại một số quận trong thành phố. Trọng tâm chính trong việc thiết lập tỷ lệ giá ship cố định là làm cho chi phí đó thấp nhất có thể đồng thời nhận được sự ủng hộ của khách hàng.
Khắc phục rủi ro khi cho xem hàng
Khách hàng thường muốn xem hàng trước khi thanh toán tiền hàng. Đặc biệt, đối với mặt hàng giá trị cao như đồng hồ, điện thoại, kim cương… khách hàng lựa chọn hình thức giao hàng và cho người mua xem hàng.
Khi lựa chọn như vậy, hàng hóa của Shop có thể xảy ra trường hợp tráo đổi hàng hóa, nhầm lẫn hàng hóa. Trường hợp này không phải là hiếm, khi giao tới người mua, người mua sẽ phản hồi lại không đúng hàng với người bán, xảy tình trạng hàng không giao được và khiếu nại.
Cách khắc phục:
Với mặt hàng giá trị cao, shop không nên chọn hình thức giao hàng cho xem lại sản phẩm. Trường hợp cho phép xem lại sản phẩm, shop cần báo người mua kiểm tra kỹ niêm phong trên bưu phẩm và quay lại video mở hộp sản phẩm để làm căn cứ đối chiếu khi khiếu nại đơn vị vận chuyển.
Thông báo trước với người mua, hàng hóa có giá trị cao, khi hàng hóa không đúng, sai, hư, hỏng, cần lập thành 2 biên bản về tình trạng đơn hàng, thông tin bưu tá và ký xác nhận
Nắm rõ chính sách của từng hãng vận chuyển
Mỗi đơn vị vận chuyển sẽ có chính giao hang, hoàn hàng, phí vận chuyển khác nhau.
Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển bạn nên so sánh chính sách vận chuyển của các hãng, và lựa chọn hãng vận chuyển phù hợp nhất với dịch vụ, sản phẩm của mình.
Ví dụ: Có những vận chuyển chấp nhận bồi thường cho hàng dễ vỡ, nhưng một số đơn vị khác thì không;
Đồng thời trước khi giao hàng cho bưu tá của hãng vận chuyển, hãy đảm bảo rằng bạn đã mua đầy đủ bảo hiểm hàng hóa. Nắm rõ thông tin của đại lý bảo hiểm và người liên lạc.
Nếu bạn lựa chọn Công ty bảo hiểm ở nước ngoài thì bạn có thể gặp khó khăn hơn khi đòi bồi thường vì bạn sẽ rất khó để có thể kết nối được với họ.
Lưu lại hình ảnh trước khi hàng được xuất kho
Để đối chiếu nếu xảy ra tình trạng mất hàng, hàng bị hư hỏng khi vận chuyển hoặc hàng bị đánh tráo, người bán lên chụp ảnh đơn hàng khi xuất khỏi kho.
Bell Performance đã chụp ảnh lô hàng gửi đi của mình khi chúng rời khỏi nhà kho của công ty. Số lượng hàng hóa và tem hiển thị ngày giờ đều đầy đủ. “Bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa đã được đóng gói đúng cách và rời khỏi nhà kho của công ty còn nguyên vẹn là chìa khóa để đòi được bồi thường bảo hiểm hàng hóa” – Stewart cho biết.
Hãng vận chuyển của Bell Performance lúc đầu khẳng định rằng các chai phụ gia nhiên liệu đã bị hư hại tại kho của Bell trước khi vận chuyển. Stewart nhớ lại:
“Hãng vận chuyển đã cho chúng tôi thấy hình ảnh của một cái chai bị nứt và nói: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi đã làm điều hỏng, nhưng có lẽ bên bạn đã đóng gói nó không tốt, và đó là lý do tại sao nó rơi xuống“”.
Stewart cho biết hình ảnh của Bell Performance khi lô hàng rời kho nguyên vẹn đã bác bỏ khẳng định đó.
Mong rằng bài chia sẻ về Ship cod là gì đã hữu ích với bạn, bạn có thể tham khảo một vài bài viết chia sẻ về các vị trí công việc trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistics.
>>> Bài viết xem nhiều:
SALE Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Chia Sẻ Kinh Nghiệm Làm SALE Xuất Nhập Khẩu
Kinh nghiệm mua hàng Trung Quốc cho người mới bắt đầu
Học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Từ khóa liên quan: ship cod là gì, ship cod, ship cod là như nào, ship cod là sao, cách ship cod, bảng giá ship cod bưu điện, phí ship cod, cách ship cod bưu điện, cách gửi ship cod, ship cod làm sao lấy tiền