Những Lưu Ý Khi Xếp Hàng Vào Container

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 18/07/2024 21 phút đọc

Khâu xếp hàng vào container đặc biệt quan trọng, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Khi xếp hàng vào container cũng cần tính toán trước về kích thước, cách xếp hàng để tối ưu được khoảng trống trong container.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể về những lưu ý khi xếp hàng vào container, giúp doanh nghiệp khắc phục được những vấn đề khó khăn khi bốc xếp hàng lên container.

>>>>>> Xem thêm: Review khách quan học logistics ở đâu tốt nhất

1. Kiểm tra container

Vấn đề lưu ý khi xếp hàng vào container đầu tiên là cần kiểm tra Container trước khi thực hiện theo cách đóng hàng xuất khẩu vào container rất cần thiết cho các chủ hàng trước khi tiến hàng đóng hàng XNK trong vận chuyển bằng đường biển. Rất nhiều trường hợp hàng hóa xảy ra bị hư hỏng mà một trong những nguyên nhân là do cách sử dụng và đóng hàng vào container không đúng. Một số loại hàng hóa có yêu cầu về tiêu chuẩn container như thế nào. Vì vậy, cần kiểm tra những yếu tố sau trước khi đóng hàng vào container:

Bước 1: Kiểm tra bên ngoài Container

Khi chúng ta quan sát phát hiện các dấu vết rách, ỗ thủng, biến dạng méo mó do va đập … phải tiến hàng kiểm tra phần mái, các góc của Container vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là yếu tố quan trọng của Container liên quan đến an toàn chuyên chở.

Bước 2: Kiểm tra bên trong Container

Phải kiểm tra độ kín nước bằng cách khép kín cửa từ bên trong quan sát các tia sáng lọt qua để phát hiện lỗ thủng hoặc khe nứt. Kiểm tra các đinh tán, ri-vê xem có bị hư hỏng hay nhô lên không. Kiểm tra tấm bọc phủ các trang thiết bọ khác như lỗ thông gó ống dẫn hơi lạnh.

Bước 3: Kiểm tra cửa Container

Kiểm tra tình hình hoạt động khi đóng mở cánh cửa và then cài bảo đảm cửa đóng mở an toàn, kín, không để nước xâm nhập vào container.

Bước 4: Kiểm tra tình trạng vệ sinh container

Vỏ container phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không bị mùi hôi, dơ bẩn
Nếu đóng hàng vào container không đạt tiêu chuẩn vệ sinh gây tổn hại cho hàng hóa đồng thời dễ bị từ chối khi cơ quan y tế kiểm tra phát hiện.

lưu ý khi xếp hàng vào container

Bước 5: Kiểm tra thông số kỹ thuật

Các thông số kỹ thuật của container được ghi trên vỏ ngoài, gồm:

+ Trọng lượng tối đa hay trọng tải toàn phần của container (Maximum Gross Weight) khi container chứa đầy hàng đến giới hạn an toàn cho phép. Nó bao gồm trọng lưông hàng tối đa cho phép cộng với trọng lượng vỏcontainer.

+ Trọng tải tịnh của container (Maximum Payload) là trọng lượng hàng hóa tới mức tối đa cho phép trong container. Nó bao gồm trọng lượng hàng hóa, bao bì, pallet, các vật liệu dùng để chèn lót, chống đỡ hàng trong container.

+ Trọng lượng vỏ container (Tare Weight) Phụ thuộc vào vật liệu dùng để chế tạo container.

+ Dung tích container (container intrrnal capacity) tức là thể tích chứa hàng tối đa của container.

2. Xếp hàng vào container

Khi đóng hàng thì trọng lượng của hàng hóa phải được phân bổ trải đều trên toàn bộ diện tích mặt sàn của container.

Xác định trọng tâm của hàng hóa và đặt càng gần trọng tâm của container càng tốt.

Trường hợp hàng hóa không đồng nhất thì chúng ta nên dùng cách đóng hàng vào container theo nguyên tắc xếp hàng hóa nào nặng hơn, to hơn đặt ở bên dưới, hàng hóa nhẹ hơn, nhỏ hơn thì đặt lên trên, hàng hóa dạng lỏng nên đặt bên trên hàng dạng rắn.

Xếp hàng hóa vào container phải xếp sát vào nhau, không để khoảng trống giữa các đơn vị hàng hóa.

Phải đảm bảo hàng hóa được cố định, không dịch chuyển, không bị ngã đỗ bên trong container bằng cách chằng cột hoặc buộc chặt hàng hóa lại với nhau

Trong quá trình đóng hàng xuất khẩu vào container, cần hạn chế và giảm bớt lực hoặc chấn động mạnh, tránh để hàng hóa bị quá nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.

3. Lưu ý khi xếp hàng vào container lạnh

Do container lạnh có cấu tạo đặc biệt và khác container thường nên để đảm bảo không có những sơ xuất xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa thì doanh nghiệp cần biết cách đóng hàng vào container lạnh.

Trước khi đưa hàng vào container thì hàng hóa phải được làm lạnh đến nhiệt độ đã cài đặt trong container, nhằm đảm bảo container lạnh hoạt động tốt.

Đóng gói bao bì hàng hóa thích hợp, tránh mảnh vụn vỡ làm cản trở đường không khí lạnh lưu thông.

Với những loại hàng hóa đặc biệt nhạy cảm dễ hư hỏng cơ học nên sử dụng các loại vật liệu chèn lót chuyên dụng như túi khí chèn container hoặc khóa chèn chân pallet để bảo vệ hàng hóa cố định chắc chắn trong container khi vận chuyển.

Khi xếp hàng không để hàng vượt quá vạch đỏ (red line) trong container, cũng như không để hàng làm cản trở luồng khí lạnh.

Bảng điện điều khiển container lạnh phải luôn được đóng kín và tránh nước, không để máy lạnh chạy trong khi đóng hàng.

Không được tự ý điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong container và khi đóng xong hàng thì phải chạy máy lạnh ngay để không làm hư hàng.

4. Những lưu ý khi xếp hàng vào container lạnh đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Với những loại hàng đã được làm lạnh và nhiệt độ cài đặt là âm (-) thì khi đóng hàng nhất thiết phải tắt máy, chỉ chạy máy khi cửa được đóng kín.

Với hàng chưa được làm lạnh hoặc mát với nhiệt độ dương (+) thì không nên chạy máy khi đóng hàng, chỉ chạy trong trường hợp thật cần thiết.

Khi đóng hàng không được vượt quá vạch đỏ quy định, không làm rơi hàng xuống rãnh lưu thông gió ở dưới sàn và không đóng hàng chạm vào cửa container.

Container lạnh phải được duy trì ở một nhiệt độ thích hợp tùy theo loại hàng hóa, vì vậy container phải được theo dõi nhiệt độ thường xuyên ngay cả khi vận chuyển hàng.

Khi đóng hàng không nên chừa các khe rỗng giữa các kiện hàng, nếu muốn cố định hàng phải dùng đến túi khí chèn hàng để bảo vệ hàng.

Các túi khí được làm từ các loại vật liệu chuyên dụng có khả năng chịu va đập và áp lực cao nên doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng.

5. Xếp dỡ hàng nguy hiểm vào container

Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng hóa trong quá trình lưu kho, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận phát sinh sự cố nguy hiểm như bùng nổ, gây độc hại, phá hủy phương tiện vận tải, phát tán phóng xạ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tính mạng con người. Khi vận chuyển Hàng hải, hàng nguy hiểm gây phá hủy thiết bị, phương tiện và làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu.

Ngoài ra, theo Luật Giao thông đường bộ định nghĩa: “Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.”

Dựa vào các khái niệm trên, hàng hóa được xem là hàng nguy hiểm khi:

– Chứa chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng con người.

– Gây nguy hiểm cho phương tiện đường biển trong quá trình vận chuyển.

– Gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an ninh quốc gia.

Danh sách các loại hàng hóa nguy hiểm

Các hàng hóa nguy hiểm gồm có 9 loại sau đây:

– Loại 1: Chất và vật liệu gây nổ công nghiệp, chất nổ

– Loại 2: Khí ga dễ và không dễ cháy, độc hại, không độc hại

– Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy

– Loại 4: Chất đặc dễ cháy, nổ đặc khử nhậy, chất tự phản ứng, tự bốc cháy và các chất gặp nước sản sinh khí ga dễ cháy

– Loại 5: Hợp chất oxit hữu cơ và oxi hóa

– Loại 6: Chất lây nhiễm và độc hại

– Loại 7: Chất phóng xạ

– Loại 8: Chất ăn mòn

– Loại 9: Chất và hàng gây nguy hiểm khác

6. Quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển

Những quy định cấp thiết để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường biển bao gồm:

Tiêu chuẩn cho phương tiện vận chuyển

Khi muốn tham gia vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là hàng nguy hiểm, phương tiện cần đủ điều kiện tham gia giao thông.

Các bộ phận, thiết bị chuyên dùng của phương tiện phải đạt tiêu chuẩn do Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 đề ra. Đồng thời, phương tiện tham gia kiểm định và có giấy chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.

Các phương tiện chở hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu tượng nguy hiểm lên mặt hàng đang vận chuyển và cần làm sạch, xóa bỏ hết chúng khi không tiếp tục vận chuyển.

Nghiêm cấm sử dụng tàu thuyền không đáp ứng được tiêu chuẩn kĩ thuật để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Quy định về bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm

Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2016/ NĐ-CP về điều kiện đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có quy định bảo quản, bao bì cho hàng nguy hiểm như sau:

– Bao bì có khả năng chống sự ăn mòn, không phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong, không bị hoen gỉ; chống thấm, kín đáo và chắc chắn để tránh trường hợp rò rỉ hàng nguy hiểm ra môi trường khi vận chuyển trong điều kiện bình thường hoặc xảy ra sự cố.

– Nếu cá nhân hoặc tổ chức tự đóng gói hàng nguy hiểm, phải tiến hành thực nghiệm và kiểm tra chất lượng bao bì trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế rơi lọt, tò rỉ chất độc hại khi chuyên chở bằng đường biển.

– Các loại bao bì, vật chứa sau khi dùng xong cần bảo quản riêng nhằm đáp ứng các quy định của nhà nước.

– Ngoài ra, bao bì phải phù hợp với hàng chứa bên trong và miễn nhiễm với các loại hóa chất hoặc tác động của hàng nguy hiểm.

Trách nhiệm của các bên trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm

Đối với các bên khi tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần có trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

Chủ hàng cần hỗ trợ tuyệt đối và thanh toán đúng thời hạn với bên vận chuyển. Còn bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm toàn bộ quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn của hàng hóa và đưa hàng đến đúng thời gian và địa điểm quy định.

Quá trình bốc dỡ hàng hóa nguy hiểm đúng cách

Hàng hóa nguy hiểm một khi bị rò rỉ ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của con người. Vì vậy, quá trình bốc dỡ hàng cần thực hiện bài bản, đúng cách để tránh tác động đến chúng.

Mỗi cá nhân hay tổ chức tham gia xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm trên tàu và lưu kho, bãi cần tuân thủ đúng những quy định của từng mặt hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của bên chủ hàng.

Người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát quá trình xếp, dỡ hàng để hàng hóa được bốc dỡ đúng phương pháp.

Mong rằng bài chia sẻ những lưu ý khi xếp hàng vào container đã hữu ích với bạn, bạn có thể tham khảo một vài bài viết chia sẻ về nghề xuất nhập khẩu, Logistics và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của chúng tôi.

Nếu bạn mong muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tìm hiểu các khóa học xuất nhập khẩu thực tế, bạn có thể tham khảo bài viết: REVIEW học xuất nhập khẩu ở đâu tốt tại Hà Nội & TPHCM

>>> Bài viết xem nhiều:

SALE Xuất Nhập Khẩu Là Gì? Chia Sẻ Kinh Nghiệm Làm SALE Xuất Nhập Khẩu

Kinh nghiệm mua hàng Trung Quốc cho người mới bắt đầu

Notify Party Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Notify Party Và Consignee

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Bất cập trong sử dụng các quy tắc Incoterms 2010

Bất cập trong sử dụng các quy tắc Incoterms 2010

Bài viết tiếp theo

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo