CBM là đơn vị tính được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Bên vận chuyển thường dựa vào CBM để tính cước phí vận chuyển. Trong bài viết sau, Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giới thiệu đến bạn đọc CBM là gì? Cách tính CBM hàng Sea, hàng Air, hàng lẻ.
CBM Là Gì? Cách Tính CBM Hàng Sea, Hàng Air, Hàng Lẻ
1. CBM là gì?
CBM là đơn vị đo được viết tắt từ “Cubic Meter” có nghĩa mét khối, dùng để đo khối lượng và kích thước hàng hóa và tính chi phí vận chuyển.
Đơn vị CBM được vận dụng trong hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa như đường hàng không, đường biển, hoặc vận tải bằng container,…
Khi tính CBM, các bạn có thể quy đổi sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau.
2. Cách tính CBM
Tính CBM đơn vị là mét khối (m3) theo công thức dưới đây:
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Lưu ý: Quy đổi đơn vị chiều dài, chiều rộng và chiều cao sang đơn vị mét (m).
2.1. Đối với hàng Sea
4 bước tính CBM hàng Sea
Bạn nên tính trọng lượng để tính cước (volumetric weight constant) bằng đơn vị 1000 kgs /m3, giúp tính cước trong hàng biển đơn giản hơn.
Ví dụ: bạn cần vận chuyển lô hàng có 10 kiện: Kích thước 1 kiện: 120cm x 100cm x 150cm. Trọng lượng 1 kiện: 800kgs
– Bước 1: Tính trọng lượng tổng: Tổng trọng lượng lô hàng 800 x 10 = 8000 kg.
– Bước 2: Tính thể tích của mỗi kiện:
Kích thước 1 gói theo mét => 1,2m x 1m x 1,5m
Thể tích 1 kiện hàng = 1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 cbm (m3)
Tổng thể tích hàng hóa: 10 x 1,8 cbm = 18 cbm
– Bước 3: Trọng lượng thể tích của lô hàng
Sea shipment volumetric weight constant = 1000 kgs / cbm
Volumetric Weight= 18 cbm x 1000 kgs/ cbm = 18000 kgs
– Bước 4: Bạn hãy so sánh tổng trọng lượng tổng hàng hóa so sánh với trọng lượng thể tích hàng hoá. Con số nào lớn hơn hãy chọn tính cước theo con số đó.
Như bên trên đã tính toán, tổng trọng lượng 8000 kg. Còn trọng lượng thể tích 18000 kg.
Nhận xét trọng lượng thể tích > trọng lượng thực tế vì vậy bạn nên dùng trọng lượng thể tích 18000 kgs để tính cước phí vận chuyển.
2.2. Đối với hàng Air
Hướng dẫn người dùng tính trọng lượng nhằm thu cước phí trong các chuyến hàng bằng máy bay.
1 CBM quy đổi thành 167 kg theo đường hàng không
Nếu bạn có lô hàng gồm 10 kiện: Kích thước 1 kiện: 150cm x 120cm x 110. Trọng lượng: 55kg
Vậy trọng lượng thực tế : 55×10 = 550kg
Trọng lượng CBM: 1.5 x 1.2 x 1.1 = 1,98 CBM * 167 = 330 kg
Vậy trọng lượng thực tế lớn hơn trọng lượng thể tích. Thì lấy trọng lượng thực tế để tính phí vận chuyển.
2.3. Đối với hàng lẻ (LCL)
Ví dụ bạn có 1 lô hàng LCL gồm có 5 kiện kích thước bằng nhau, mỗi kiện có số đo là: Kích thước 1 kiện: 110cm x 120cm x 150cm Quy ra mét lần lượt là 1,1m x 1,2m x 1,5m. Trọng lượng mỗi kiện là 300kg.
– Bước 1: Hãy tính tổng trọng lượng lô hàng:
Tổng trọng lượng = Trọng lượng mỗi kiện x Số kiện
=> Tổng trọng lượng = 300 x 5 = 1500 kgs = 1,5 tấn
– Bước 2: Xác định số khối của lô hàng
Áp dụng công thức ở trên ta có:
Số CBM = Dài x Rộng x Cao x Số kiện
=> Số CBM của lô hàng = 1,1m x 1,2m x 1,5m x 5 = 9,9 CBM (m3)
– Bước 3: So sánh tổng trọng lượng lô hàng với số CBM. Cước sẽ tính theo số lớn nhất.
Vì 9,9 > 1,5 nên cước của lô hàng này sẽ được tính theo số CBM
– Bước 4: Tính cước dựa trên khối lượng hoặc số khối
Giả dụ một Forwarder báo giá cho bạn giá 100$ chỗ mỗi tấn/CBM
Do Lô hàng này phải tính theo CBM cho nên cước của lô hàng sẽ là:
Cước = 100 x 9,9 = 990$
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu để được hướng dẫn trực tiếp phương thức thực hiện các nghiệp vụ này từ những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Chúc bạn thành công!
>>> Xem thêm: Các phương thức vận chuyển quốc tế