Hàng hóa vận chuyển đến người nhận mà không đạt yêu cầu đề ra ban đầu, hàng hóa bị lỗi là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, điều này bạn phải thương lượng ngay từ khi lập hợp đồng ngoại thương.
>>>>>>>> Xem thêm: Hợp đồng giám định hàng hóa
Bài viết này sẽ đề cập đến cách thực hiện đàm phán về việc giám định và người phải chịu trách nhiệm về hàng hóa bị lỗi.
Đàm phán về điều khoản giám định và trách nhiệm về hàng hóa bị lỗi trong hợp đồng ngoại thương
Khi hai bên đàm phán điều khoản giám định và trách nhiệm về hàng hóa bị lỗi, bạn nên lưu ý thực hiện theo các bước dưới đây để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
1.Thời điểm giám định hàng hóa
Việc giám định hàng hóa phải đảm bảo kịp thời, mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho người nhận hàng khi gặp phải trường hợp hàng hóa bị lỗi. Do đo cần đảm bảo, nhà nhập khẩu có quyền được giám định hàng hóa và không nhận hàng nếu hàng hóa không đạt yêu cầu đề ra trong hợp đồng ngoại thương. Nếu như lỗi không chấp nhận được hoặc dù có thể khắc phục từ phía bên xuất khẩu hàng, thì nhà nhập khẩu vẫn có quyền hủy hợp đồng. học xuất nhập khẩu ở hà nội
Do đó, để đề ra thời điểm giám định thích hợp, có thể căn cứ vào một số thời điểm sau:
- Giám định trong thời gian sản xuất hàng hóa
- Giám định trước thời điểm giao hàng
- Giám định hàng tại cảng đi hoặc cảng đến
- Bên vận chuyển giám định khi vận chuyển hàng hóa
- Nhà nhập khẩu giám định tại cảng đến
Việc giám định là vô cùng cần thiết, giúp ích cho nhà nhập khẩu phát hiện ra các lỗi sai dễ nhận biết như sai sót về loại hàng hóa, vỡ hoặc thiếu hàng,… Việc phát hiện lỗi sai càng sớm thì sẽ giảm thiểu được nhiều thiệt hại. khóa học xuất nhập khẩu tại hà nội
Mục đích của việc giám định thường phải thể hiện rõ ràng trong hợp đồng ngoại thương: Nếu hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn quy định của hai bên, nhà nhập khẩu có quyền từ chối nhận hàng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
2.Bảo hành hàng hóa
Việc xuất hiện hàng hóa bị lỗi, chất lượng kém sẽ kéo theo các khoản phí phát sinh để thay thế hay sửa chữa hàng hóa. Để giảm thiểu loại chí phí này, bên nhập khẩu cần đề cập về vấn đề bảo hành hàng hóa, như sau:
- Bên xuất khẩu tự đảm bảo hàng hóa (warranty)
- Bên xuất khẩu yêu cầu bên thứ ba bảo hành (guarantee)
Trong hợp đồng ngoại thương, bên xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm về hàng hóa bị lỗi được thể hiện trong điều khoản trách nhiệm về lỗi hàng hóa – Warranty.
Warranty và Guarantee tuy nghĩa khác nhau nhưng ở một số quốc gia được hiểu là tương tự nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng guarantee có thể dẫn đến rủi ro cao cho bên bán trong trường hợp luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng phân biệt rõ hai khái niệm này.
3.Quy định rõ về các trường hợp được xem xét là hàng hóa bị lỗi
Trong điều khoản quy định về chất lượng hàng hóa, nên tập trung vào mô tả chi tiết về hàng hóa đó. Việc này sẽ giúp ích chỉ rõ lỗi của từng chi tiết ngay tại thời điểm giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, khó phát hiện ra lỗi khi giao nhận, bởi vì ngoài trừ lỗi được thể hiện rõ bên ngoài hàng hóa, thông thường các lỗi phát sinh thường ẩn bên trong hàng hóa.
Một số lỗi có thể liệt kê:
- Lỗi do sản xuất thường ẩn và chỉ phát hiện sau khi sử dụng hàng hóa;
- Lỗi do nguyên vật liệu thường ẩn và khó phát hiện;
- Lỗi do thiết kế tức hàng hóa không phù hợp theo chi tiết kỹ thuật.
Lỗi không bao gồm việc hàng hóa bị hao mòn, bị xé rách hay do việc dùng không đúng cách từ bên mua.
4.Thời hạn chịu trách nhiệm về hàng hóa bị lỗi
Thời hạn xác định lỗi và yêu cầu bên xuất khẩu đền bù hoặc bảo hành cũng là khoảng thời gian, bên mua hàng phải chứng minh về thông tin hàng hóa bị lỗi có đúng sự thật và không đáp ứng yêu cầu nào về chất lượng hàng hóa.
Nếu sau thời hạn này, bên xuất khẩu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc hàng hóa bị lỗi.
5.Cách khắc phục lỗi
Để tránh việc tổn thất tối đa là bị trả hàng, phải hoàn lại tiền và chịu tất cả chi phí cho việc vận chuyển này, bên xuất khẩu nên thương lượng về việc thực hiện khắc phục nếu xảy ra trường hợp hàng hóa bị lỗi. Luật quy định sẽ thường ưu tiên cho nhà nhập khẩu hơn, nên bên xuất khẩu nên quy định rõ ràng về điều khoản này, vì đây không phải điều khoản có sẵn trong hợp đồng ngoại thường.
Thông thường, bên bán có thể áp dụng các quyền sửa chữa, thay thế, phục hồi hàng hóa, mang lại thuận tiện cho các bên để thỏa thuận với người mua.
Hy vọng những thông tin trên đây của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn giải quyết về vấn đề thương lượng điều khoản giám định hoặc quy định trách nhiệm hàng hóa bị lỗi.
Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo học xuất nhập khẩu ở đâu tốt để được hiểu hơn về các hướng đi phù hợp. Chúc bạn thành công!