FTL Là Gì? Phân Biệt Với LTL Trong Vận Tải Đường Bộ

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 19/05/2025 17 phút đọc

FTL là hình thức vận chuyển quan trọng trong vận tải đường bộ, trong các giao dịch xuất nhập khẩu, logistics. Ngoài FTL còn có hình thức vận chuyển LTL cũng rất phổ biến. Bài viết sau đây Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu rõ về FTL là gì? Phân biệt với LTL trong vận tải đường bộ giúp bạn lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp.

1. FTL là gì?

FTL là viết tắt của Full Truckload đây là hình thức vận chuyển nguyên chuyến hay vận chuyển hàng hóa đầy xe, tức là toàn bộ không gian của xe tải được sử dụng để chở hàng hóa của một khách hàng duy nhất.

FTL-la-gi
 

Với FTL, tất cả hàng hóa trên xe đều là của cùng một người gửi và xe chỉ có một điểm giao hàng. Hình thức này thường được sử dụng khi khối lượng hàng hóa lớn và đủ để lấp đầy một xe tải.

Ngược lại với FTL đó là LTL (Less than Truckload) là hình thức vận chuyển lẻ chuyến, vận chuyển hàng hóa của các chủ hàng nhỏ, có khối lượng hàng không đủ để lấp đầy một xe tải.

Trong LTL có nhiều khách hàng cùng vận chuyển hàng hóa trên một xe tải, chia sẻ không gian của xe mỗi người gửi chỉ chiếm một phần nhỏ không gian trên xe. Các hàng hóa của khách hàng khác nhau sẽ được vận chuyển cùng nhau, tới các địa điểm khác nhau, giúp tiết kiệm chi phí cho những lô hàng nhỏ.

2. Ưu nhược điểm của FTL là gì?

- Các loại hàng hóa phù hợp với FTL (Full Truckload)

+ Hàng hóa khối lượng lớn: Các sản phẩm có trọng lượng và kích thước lớn, chẳng hạn như thiết bị công nghiệp, máy móc, ván gỗ, v.v.

+ Hàng hóa không thể chia nhỏ: Những sản phẩm cần được vận chuyển nguyên đai, nguyên kiện mà không thể phân chia hoặc phân bổ cho nhiều khách hàng.

+ Hàng hóa yêu cầu bảo quản đặc biệt: Những loại hàng cần bảo quản đặc biệt như hàng lạnh, hàng dễ vỡ, hàng hóa cần điều kiện vận chuyển an toàn và bảo mật cao.

+ Hàng hóa cần giao nhanh và yêu cầu tính bảo mật cao, bởi vì hàng hóa của một khách hàng duy nhất không bị ảnh hưởng bởi các lô hàng khác.

- Ưu điểm của FTL

+ Tốc độ giao hàng nhanh hơn: do FTL vận chuyển hàng hóa của một khách hàng duy nhất, nên không cần phải dừng lại ở nhiều điểm để giao hàng. Điều này giúp rút ngắn thời gian vận chuyển lô hàng, tăng hiệu quả trong việc giao hàng đúng hạn.

+ Giảm thiểu chi phí vận chuyển nếu hàng đủ tải:

Khi hàng hóa đủ để lấp đầy toàn bộ không gian của xe tải, chi phí vận chuyển sẽ được tính cho một lô hàng lớn, giúp giảm chi phí đơn vị cho mỗi hàng hóa. So với các phương thức chia sẻ xe tải (như LTL), FTL sẽ giúp tối ưu chi phí cho những đơn hàng có khối lượng lớn.

- Nhược điểm của FTL

Chi phí cao khi hàng không đủ tải: Nếu lô hàng của bạn ít, không đủ để lấp đầy một xe tải, bạn dùng hình thức vận tải FTL thì bạn sẽ phải trả toàn bộ chi phí vận chuyển, dẫn đến chi phí cao hơn so.

>> Tham khảo: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

3. Sự khác biệt giữa FTL và LTL

PHAN-BIET-FTL-VA-LTL
 

FTL và LTL có những khác nhau cơ bản về về chi phí, thời gian giao hàng, loại hàng hóa phù hợp… phân biệt 2 loại hình giao hàng này dễ dàng qua bảng sau.

Tiêu chí  

FTL (Full Truckload)  

LTL (Less than Truckload)  

Định nghĩa  

Toàn bộ không gian xe tải được sử dụng cho hàng hóa của một khách hàng duy nhất.  

Nhiều khách hàng chia sẻ một xe tải, mỗi khách hàng có một phần không gian.  

Chi phí vận chuyển  

Chi phí cao nếu hàng không đủ tải, nhưng tiết kiệm nếu hàng đủ để lấp đầy xe.  

Chi phí thấp hơn, nhưng có thể tăng nếu có nhiều điểm dừng hoặc chuyển kho.  

Thời gian giao hàng  

Giao hàng nhanh chóng, chỉ đi tới 1 điểm giao hàng, không có sự dừng lại giữa chừng.  

Thời gian giao hàng lâu hơn vì phải dừng nhiều điểm giao hàng.  

Phù hợp với hàng hóa  

Thích hợp cho các lô hàng lớn, hàng hóa không thể chia nhỏ hoặc cần bảo quản đặc biệt.  

Dành cho hàng hóa nhỏ, không đủ để lấp đầy xe tải.  

Tính linh hoạt  

Ít linh hoạt hơn do yêu cầu hàng hóa đủ lớn.  

Rất linh hoạt, có thể vận chuyển các lô hàng nhỏ lẻ.  

FTL và LTL trong chuỗi cung ứng bổ trợ lẫn nhau, giúp tối ưu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. Việc chọn lựa phương thức phù hợp với từng loại hàng hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian giao hàng và tối ưu hóa quy trình logistics. FTL phù hợp với các lô hàng lớn, trong khi LTL là lựa chọn tối ưu cho hàng hóa nhỏ hoặc không đủ tải.

4. Khi nào sử dụng FTL và LTL trong giao dịch xuất nhập khẩu?

- FTL (Full Truckload) sử dụng trong các trường hợp

Lô hàng đủ lớn để lấp đầy một xe tải, giúp tối ưu hóa chi phí vận chuyển.

Cần giao hàng nhanh và không muốn hàng hóa phải qua nhiều điểm dừng.

Hàng hóa yêu cầu bảo mật hoặc bảo quản đặc biệt, không thể chia nhỏ hoặc có yêu cầu về chất lượng trong quá trình vận chuyển.

Có mối quan hệ lâu dài và tin cậy với đối tác, và các lô hàng có thể được vận chuyển trực tiếp từ điểm xuất phát đến điểm đến mà không cần phải qua các trung gian.

- LTL (Less than Truckload) sử dụng trong các trường hợp

Lô hàng nhỏ, không đủ để lấp đầy một xe tải và cần chia sẻ không gian vận chuyển với các khách hàng khác.

Chi phí vận chuyển thấp là yếu tố quan trọng, giúp tiết kiệm chi phí khi vận chuyển hàng hóa nhỏ lẻ.

Thời gian giao hàng không gấp, vì LTL có thể yêu cầu nhiều điểm dừng để giao hàng cho các khách hàng khác.

5. Các tiêu chí lựa chọn giữa FTL và LTL cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Khi vận chuyển hàng hóa qua FTL và LTL bạn cần dựa vào những tiêu chí sau để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp:

  • Kích thước và khối lượng của lô hàng: Nếu hàng hóa đủ để lấp đầy một xe tải, FTL sẽ là lựa chọn tốt hơn.

  • Thời gian giao hàng: Nếu thời gian giao hàng gấp, FTL là phương án tối ưu. LTL có thể kéo dài thời gian do nhiều điểm dừng.

  • Chi phí vận chuyển: LTL giúp tiết kiệm chi phí cho những lô hàng nhỏ, nhưng FTL có thể tiết kiệm hơn nếu lô hàng đủ lớn.

  • Yêu cầu về bảo quản: Những hàng hóa yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc không thể chia nhỏ sẽ phù hợp với FTL.

  • Mối quan hệ với đối tác: Nếu bạn có quan hệ lâu dài và tin cậy với đối tác, việc chọn FTL sẽ giúp tối ưu hóa quá trình vận chuyển.

Hy vọng Gia đình xuất nhập khẩu đã giúp bạn hiểu rõ về phương thức vận chuyển FTL là gì, phân biệt được rõ ràng FTL và LTL, cân nhắc các tiêu chí để lựa chọn được hình thức vận chuyển phù hợp cho lô hàng của mình, mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong xuất nhập khẩu.

 

0.0
0 Đánh giá
Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước CDCS Là Gì? Ai Nên Học Và Có Nên Thi CDCS Không?

CDCS Là Gì? Ai Nên Học Và Có Nên Thi CDCS Không?

Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo