Hiệp Định RCEP Là Gì? So Sánh TPP và RCEP

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 18/07/2024 13 phút đọc

RCEP là FTA lớn nhất thế giới khi đóng góp 30% GDP toàn cầu. Theo cam kết chung, RCEP sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ. Cùng Gia đình xuất nhập khẩu tìm hiểu Hiệp định RCEP là gì? So sánh TPP và RCEP ở bài viết sau.

1. Hiệp Định RCEP Là Gì?

RCEP, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực, được kỳ vọng giúp Việt Nam kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có hiệu lực từ 1/1/2022 sau 8 năm đàm phán. Vậy Hiệp định RCEP là gì?

Hiệp định RCEP – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt là RCEP.

Hiệp định RCEP hay còn gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, là một hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên của ASEAN với 6 đối tác đã có FTA với ASEAN, bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. (Theo Association of Southeast Asian Nations – ASEAN)

Theo hiệp định này thời gian cụ thể vào 08/2012, theo đó tại hiệp định có 16 Bộ trưởng Kinh tế các nước RCEP đã công bố bản Hướng dẫn Quy tắc và Mục tiêu đàm phán của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), với sự tham gia của 10 nước thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), và 06 đối tác FTA của ASEAN (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand).

rcep

Nội dung hiệp định RCEP bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế – kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các vấn đề khác.

Bên cạnh thực hiện nội dung với mục tiêu đàm phán của hiệp định RCEP cụ thể là sẽ đạt được một thỏa thuận hợp tác kinh tế tân tiến, toàn diện, có chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Vòng đàm phán RCEP chính thức được bắt đầu vào đầu năm 2013.

Hiệp định RCEP được khởi động đàm phán vào năm 2013, cho đến nay đã có 25 phiên đàm phán chính thức.

Trong cuộc đàm phán vào tháng 11/2018, các nhà Lãnh đạo Cấp cao cho rằng cuộc đàm phán RCEP năm 2018 đã đạt được tiến bộ đáng kể, hướng tới giai đoạn đàm phán cuối cùng, các bên tiếp tục quá trình đàm phán để kết thúc đàm phán trong năm 2019 với một Hiệp định RCEP tiến bộ, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia.

Về mức độ kỳ vọng, Hiệp định RCEP được cho là sẽ có mức độ cam kết sâu rộng hơn với những tiến bộ đáng kể hơn so với các FTA ASEAN+ hiện hành, trong khi ghi nhận sự phát triển khác nhau của các bên tham gia. (Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm WTO VCCI).

2. So Sánh TPP và RCEP

RCEP (Hiệp định đối tác toàn diện khu vực) là một hiệp định thương mại tự do chất lượng cao hướng tới mục tiêu hình thành quan hệ đối tác toàn diện giữa khối ASEAN với 6 đối tác, gồm:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, và Ấn Độ, còn được gọi là ASEAN + 6.

Còn TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Cả hai hiệp định có quy mô gần tương đương. Các nước thành viên TPP chiếm 32% GDP của thế giới và 26% thương mại toàn cầu trong khi các nước RCEP chiếm 24% GDP thế giới và 28% thương mại toàn cầu.

Mỹ là động lực chính của TPP, trong đó đáng chú ý là TPP không bao gồm Trung Quốc, trong khi RCEP do ASEAN lãnh đạo với sự hỗ trợ tích cực của Trung Quốc, không bao gồm Mỹ.

Thời hạn ban đầu để hoàn tất TPP là cuối năm 2013 đã trôi qua và chính quyền Tổng thống Obama đã đưa ra một cam kết mới đạt được hiệp định này vào cuối năm nay. Thời hạn quy định kết thúc đàm phán RCEP là vào cuối năm 2015.

RCEP bắt đầu sớm hơn trên một số phương diện, trong đó chủ yếu là một bộ phức hợp những quy tắc xuất xứ RoOs đơn giản và tự do hơn, một phần là do sự khác biệt lớn nữa về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các bên tham gia và tầm quan trọng của thuận lợi hóa thương mại trong khuyến khích hợp tác khu vực, mà không gây phân biệt đối xử (ví dụ như dịch vụ khách hàng tốt hơn).

Ngược lại, TPP hướng tới đề ra những tiêu chuẩn của “nước phát triển” mà các nước muốn tham gia hiệp định cần phải đáp ứng, ví dụ tự do hóa 100% thương mại hàng hóa với phạm vi áp dụng toàn diện, bao gồm dịch vụ và đầu tư (tương tự như nguyên tắc và mục tiêu chỉ đạo đàm phán của RCEP), mà cả quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động.

Tự do hóa thương mại toàn khu vực trong lĩnh vực dịch vụ sẽ hưởng lợi từ tự do hóa hàng hóa dù không có tự do hóa dịch vụ riêng vì luôn có một tỷ lệ lớn dịch vụ luôn trong hàng hóa giao thương qua biên giới, được thể hiện qua số liệu giá trị gia tăng gần đây cho thấy đã đạt mức cao hơn nhiều so với quan niệm trước đây, dựa trên thống kê thương mại thông thường.

TTP vs RCEP

Bảng: So sánh giữa RCEP và TPP

RCEP

TPP

Đặc điểm chung

– Cam kết tự do hóa sâu hơn trong thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư

– Cam kết mở rộng

Khởi động từ năm 2013 và kết thúc vào năm 2015 Khởi động từ năm 2010 và có thể kết thúc vào 6 tháng đầu 2015
ASEAN là động lực/hạt nhân thúc đẩy Đứng đầu là Hoa Kỳ
Nhằm mục đích hình thành một hiệp định sâu sắc hơn các FTAs ASEAN + 1 và hỗ trợ hợp tác vì sự phát triển công bằng Hướng tới thành lập một hiệp định FTA thế kỷ 21 giải quyết những vấn đề mới (tiêu chuẩn lao động và môi trường, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, v.v.)
Không phải là “gói cam kết tổng thể” (Lớp 1: thương mại hàng hóa; Lớp 2: thương mại dịch vụ và đầu tư; Lớp 3: di chuyển thể nhân, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ)

Phải là “tiếp cận trọn gói”

Trên đây bài chia sẻ về Hiệp định RCEP. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham khảo bài chia sẻ Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Hà Nội TPHCM Tốt Nhất để được hướng dẫn trực tiếp phương thức thực hiện các nghiệp vụ này từ những anh/chị có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm:

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Mậu Dịch Là Gì? Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì?

Mậu Dịch Là Gì? Hàng Phi Mậu Dịch Là Gì?

Bài viết tiếp theo

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

Hướng Dẫn Tự Học Logistics Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo