Nội dung và cách ký hậu trong vận đơn theo lệnh

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 10 phút đọc

Căn cứ theo tính lưu thông của hàng hoá (hoặc quyền chuyển nhượng hoặc tính sở hữu hàng hóa được ghi trên vận đơn, người ta chia vận đơn thành 3 loại vận đơn đích danh, theo lệnh và vô danh.

Trong đó, Vận đơn theo lệnh (To order Bill of Lading) là còn gọi vận đơn ký hậu.

1.Vận đơn theo lệnh là gì?

Vận đơn theo lệnh ” To order B/L” : Là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.

2. Các loại vận đơn theo lệnh

Chia theo cách ai là người ký hậu vận đơn thì có 3 loại vận đơn theo lệnh đó là :

– To order of a named person (The lệnh của một người đích danh nào đó) : Với vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó.

– To order of a issuing bank (Theo lệnh của ngân hàng phát hành) : Tương tự với “To order of a named person” B/L nhưng thay vào đó là ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn.

– To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng) : Với vận đơn này thì hàng sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu, người ký hậu chính là người gửi hàng (shipper). Đôi khi trên vận đơn chỉ cần viết “To order” thì đương nhiên được hiểu đó là theo lệnh của người gửi hàng.

>>>>> Xem thêm: Mẫu bảng kê hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chí xuất xứ

Nội dung và cách ký hậu trong vận đơn theo lệnh

3. Cách ký hậu trong vận đơn theo lệnh

– Ký hậu đích danh : Người ký hậu sẽ ký và đóng dấu vào mặt sau của vận đơn trong đó ghi đích danh tên của người được hưởng lợi và có thể ghi chú ” Delivery to… – Giao hàng cho…” . Như vậy sau khi ký hậu thì vận đơn này trở thành vận đơn đích danh và là người hưởng lợi cuối cùng.

– Ký hậu theo lệnh : Với kiểu ký hậu này “To order of …. – Giao hàng theo lệnh của ” thì người được hưởng lợi lại tiếp tục được phép chuyển nhượng vận đơn cho người tiếp theo bẳng cách ký hậu thêm một lần nữa ở phía mặt sau của vận đơn. Trong trường hợp không chuyển nhượng tiếp thì người được hưởng lợi sẽ cầm vận đơn đi lấy hàng như là người hưởng lợi cuối cùng.

– Ký hậu cho chính người ký hậu : Trong trường hợp người ký hậu vận đơn lại chính là người hưởng lợi cuối cùng hay nói cách khác là người đi nhận lô hàng đó thì chỉ cần ký và đóng đấu là có thể cầm vận đơn đi lấy hàng, nếu cẩn thận hơn ta có thể ghi thêm câu ” Delivery to myself – Giao hàng cho chính tôi “

– Ký hậu miễn truy đòi : Thông thường thì người ký hậu vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới cho việc giao hàng đến người hưởng thụ cuối cùng trong trường hợp người hưởng thụ cầm vận đơn ký hâu mà không nhận được hàng. Tuy nhiên để tránh ràng buộc trách nhiệm với người hưởng thụ ngày, người ký hậu có thể thêm câu ” Without recourse endorsement – Miễn truy đòi” bên cạnh chữ ký của mình.

4. Tại sao lại sử dụng vận đơn theo lệnh?

Mỗi loại vận đơn khác nhau đều có cách sử dụng khác nhàu vào từng trường hợp cụ thể và vận đơn theo lệnh đựơc sử dụng trong các trường hợp sau :

– Thanh toán bằng điện chuyển tiền (Telegraphic Transfer) : Nhiều khi người mua và người bán mua bán hàng hoá sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện, việc trả tiền trước có thể sẽ nhiều rủi ro cho người mua nhưng chuyển hàng và làm vận đơn đích danh có thì rủi ro lại rơi và người bán vì vậy có thể chuyển qua làm vận đơn theo lệnh và fax bản copy cho người mua để người mua kiểm tra thực sự người gửi hàng đã chuyển hàng chưa thì lúc đó sẽ chuyển tiền vì vậy có thể giảm rủi ro đi, còn nếu không thì người bán hàng sẽ nhanh chóng tìm kiếm người khách thay thế bằng cách ký hậu vận đơn để chuyển quyền sở hữu qua người khác.

– Thanh toán bằng tín dụng thư ( L/C : Letter of Credit) : Nếu sử dụng phương pháp này thì người bán hàng không phải lo lắng gì về chuyện thanh toán mà lại là ngân hàng và khi hàng về ma người nhận hàng chưa hoặc không thành toán thì ngân hàng sẽ giữ lô hàng này lại, trong trường hợp xấu nhất thì ngân hàng có thể ký hậu cho người nhận hàng.

– Chuyển quyền sở hữu hàng : Có nhiều khi người mua hàng (Buyer) chưa chắc đã là người nhận hàng cuối cùng và họ có thể bán lô hàng này cho người khác (gọi theo cách dân gian là “bán hàng trên vận đơn”) và khi tìm được người mua thì người được ký hậu sẽ ký hậu vận đơn để chuyển quyền sở hữu cho người mua cuối cùng để người này đi nhận lệnh và làm thủ tục nhận hàng.

Trên đây là Nội dung và cách ký hậu trong vận đơn theo lệnh mà bạn cần kê khai khi đạt tiêu chí đó. Hy vọng bài viết này của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn.

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín.

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển

Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển

Bài viết tiếp theo

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?

Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ngắn Hạn: Thực Tế Hay Chỉ Lý Thuyết?
Viết bình luận
Thêm bình luận

1 Bình luận

H
Nguyễn Thị Hoa

Nếu người gửi hàng quên ký hậu thì làm sao để người mua hàng nhận được hàng ạ?

Trả lời
13:53 11/10/2022
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo