Có bao giờ bạn thắc mắc hàng hóa mà mình đặt được vận chuyển như thế nào chưa? Thường thì để giao được hàng hóa, sản phẩm đến tay khách hàng chủ hàng, doanh nghiệp thường sẽ làm việc trực tiếp với bên vận tải hoặc thông qua một bên trung gian được gọi là Công ty Forwarder.
Công ty Forwarder là gì? Công ty Forwarder có đóng góp gì cho việc giao nhận hàng hóa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Gia Đình Xuất Nhập Khẩu nhé.
1. Công Ty Forwarder Là Gì?
Forwarder (FWD) hay nói chính xác hơn là Freight Forwarder là thuật ngữ được dùng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công ty Forwarder là những công ty chuyên đứng ra cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa nội địa và quốc tế.
Các công ty FWD đóng vai trò trung gian, là đơn vị gom hàng từ nhiều nguồn hàng nhỏ khác nhau rồi sắp xếp chúng thành một lô hàng lớn hoặc tiếp nhận hàng hóa từ chủ hàng. Dựa vào điểm đến của lô hàng, các công ty FWD sẽ thuê đơn vị vận tải (là hàng tàu, hãng hàng không,…) phù hợp với nhu cầu vận chuyển.
Ngoài ra, công ty Forwarder cũng là người đứng ra chịu trách nhiệm về lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển, từ khi tiếp nhận đến khi cập bến.
2. Vai Trò, Nhiệm Vụ Của Công Ty Forwarder
– Bằng kinh nghiệm trong nghề của mình các công ty Forwarder sẽ thực hiện xử lý thủ tục XNK một cách nhanh chóng, gọn gàng giúp các lô hàng XNK được giao đúng tiến độ
– FWD có liên kết với một mạng lưới hãng tàu và nhà vận chuyển lớn có thể giúp chủ hàng chọn được phương án vận chuyển và hãng vận chuyển phù hợp với nhu cầu của mình.
– Cũng nhờ vào mạng lưới quan hệ rộng, FWD có thể thương lượng và nhận được những mức giá ưu đãi nhất từ các hãng vận chuyển. Đây là điều mà chủ hàng ít khi nào thực hiện được và còn thường xuyên bị “hớ” khi không rành cước phí.
– FWD không chỉ là trung tâm vận chuyển mà nó còn nhận hỗ trợ cho rất nhiều chủ hàng đi lẻ, từ đó cũng tiết kiệm được phần nào chỉ phí cho chủ hàng lẻ. Khi vận chuyển hàng hóa ít, thường thì bạn sẽ phải trả mức phí khá cao khi liên hệ trực tiếp với hãng. Trong trường hợp này FWD sẽ đứng ra giúp thu gom hàng lẻ từ các chủ hàng rồi đóng thành một Cont lớn giúp chủ hàng lẻ tiết kiệm chi phí.
– Công ty FWD hỗ trợ chủ hàng làm việc với nhà vận chuyển quốc tế, từ đó giúp thúc đẩy quá trình giao nhận diễn ra suôn sẻ, đúng kế hoạch.
3. Các Bộ Phận Trong Công Ty Forwarder
Sơ đồ các bộ phân trong công ty Forwarder:
-
- Giám đốc
- Bộ phận Sales
- Kế toán
- Bộ phận hỗ trợ
- Bộ phận chưng từ
- Bộ phận giao nhận
4. Các Dịch Vụ Của Công Ty Forwarder
Không chỉ giới hạn ở việc vận chuyển hàng hóa, hiện nay các công ty Forwarder còn kiêm nhiều dịch vụ khác, ví dụ như:
– Cước vận tải quốc tế, XNK bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không,…
– Thực hiện các thủ tục hải quan, đại lý thủ tục hải quan, khai thuế hải quan, cùng với hầu hết các loại hình như đầu tư, kinh doanh, gia công,…
– Cung cấp các dịch vụ liên quan đến chứng từ ví dụ như Bill, giấy phép, kiểm dịch, C/O,…
– Cross border, vận tải nội địa,…
– Tư vấn và hỗ trợ nghiệp vụ XNK
– Dịch vụ kho bãi
5. Quy Trình Làm Việc Của Công Ty Forwarder
– Bước 1: Tư vấn và tiếp nhận thông tin, chứng từ từ khách hàng.
– Bước 2: Tiến hành kiểm tra thông tin trên chứng từ
-
- Thông tin trên chứng từ giao nhận hàng hóa, gồm có: hợp đồng mua bán (sales contract), hợp đồng thương mại (commercial invoice), chi tiết đóng gói (packing list), vận đơn (bill of lading), giấy báo hàng đến (arrival notice), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có.
- + Kiểm tra chéo thông tin giữa các chứng từ với nhau, ví dụ như: giá cả trong Invoice và hợp đồng, số lượng hàng hóa giữa Packing list, Hợp đồng, B/L,…
- + Kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của chứng từ
- + Nếu bộ chứng từ có sai sót hoặc thiếu hụt gì thì nhân viên OPS có trách nhiệm báo Sales để đề nghị khách hàng bổ sung, chỉnh sửa
- + Tra cứu mã HS
- + Làm hai biên bản giao hàng để kẹp vào Job File và giao cho nhà xe
– Bước 3: Khai báo hải quan:
+ Có thể lên tờ khai hải quan thông qua phần mềm khai hải quan
+ Kiểm tra lại nội dung tờ khai trên phần mềm để đảm bảo đầy đủ, chính xác
– Bước 4: Lấy lệnh của Forwarder hoặc hãng tàu trong quy trình làm hàng nhập
– Bước 5: Thực hiện thủ tục thông quan
– Bước 6: Thực hiện thủ tục lấy hàng
– Bước 7: Giao lệnh cho xe
– Bước 8: Lấy cược và hoàn ứng
– Bước 9: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành nếu có, sau đó kết thúc quy trình làm hàng nhập của FWD
6. Quy Trình Xuất Khẩu Của Công Ty Forwarder
7. Top 10 Công Ty Forwarder Tại Việt Nam
– Công ty vận tải và Logistic – Viettel Post thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), trải qua quá trình hoạt động, phát triển không ngừng Viettel Post đã trở thành một trong những cái tên quen thuộc trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam.
– Legend cargo logistics, một trong những công ty được đánh giá cao trong lĩnh vực logistics hiện nay.
– Công ty vận tải và Logistics – Vietnam Post, trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 16 năm, Vietnam Post đã xây dựng nên một hệ thống điểm phục vụ vững mạnh, phổ biến khắp mọi nơi.
– Công ty vận tải Trường Thành Logistics, là một trong những cái tên thuộc top đầu công ty vận tải tại Việt Nam.
– Công ty vận tải và Logistics – HNC, đây là một trong những công ty vận tải hàng hóa lớn ở miền Bắc Việt Nam, HNC hiện nay đã có mặt tại nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…
– Công ty cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (Bee Logistics), được thành lập vào năm 2004, hơn 12 năm hình thành và phát triển Bee Logistics ngày càng lớn mạnh, mạng lưới rộng rãi, phổ biến tại nhiều nơi, nhiều quốc gia trên thế giới.
– Công ty cổ phần kho vận miền Nam – SOTRANS, ban đầu được ra đời với hệ thống kho là chủ yếu. Sau quá trình hình thành và phát triển, SOTRANS đã có một bề dày kinh nghiệm hơn 46 năm trong ngành giao nhận vận tải quốc tế, dịch vụ kho đa chức năng và giao nhận hàng hóa XNK.
– Công ty cổ phần giao nhận toàn cầu DHL (Việt Nam), hiện nay đã có mặt trên 220 quốc gia và các vùng lãnh thổ.
– Công ty DB Schenker VietNam được thành lập vào năm 1991, hiện nay đã vươn lên trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu thế giới.
– Công ty bưu vận quốc tế và nội địa Đông Dương INDOCHINAPOST hiện nay đang cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ vận chuyển quốc tế và các nghiệp vụ bưu chính khác tới 192 quốc gia trên thế giới thuộc các tổ chức hàng không quốc tế, hiệp hội Logistic, liên minh bưu chính thế giới.
Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến công ty Forwarder mà Gia Đình Xuất Nhập Khẩu muốn cung cấp cho bạn. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi, chúc bạn có sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công.