FCA là gì? Các điều kiện FCA incoterms 2010

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 17/07/2024 11 phút đọc

FCA là gì? Các điều kiện FCA incoterms 2010. Điều kiện FCA được sử dụng khá nhiều trong vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không hoặc vận tải đa phương thức. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Gia đình xuất nhập khẩu.

1. FCA là gì?

Điều kiện FCA tên tiếng Anh Free Carrier có nghĩa là giao hàng cho người chuyên chở.

Trong điều kiện FCA người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác đã được quy định trong hợp đồng ngoại thương. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.

Trách nhiệm của người bán và người mua trong FCA dễ hiểu nhất như sau:

– Người bán chịu trách nhiệm thông quan hàng xuất. Người mua chịu trách nhiệm thông quan hàng nhập.

– Người mua thuê phương tiện vận tải.

– Địa điểm giao hàng sẽ ở nước người bán. Có những địa điểm giao hàng thường gặp như:

+ Điều kiện FCA (tại kho người bán)

+ Điều kiện FCA (Sân bay đi như sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài…)

+ Điều kiện FCA (cảng xuất/cảng Hải Phòng, Cát Lái…)

Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tại Hà Nội và TPHCM

2. Các điều kiện FCA incoterms 2010

Hiện tại đã có Incoterm 2020 nhưng incoterms 2010 vẫn được sử dụng rất rộng rãi trong hợp đồng ngoại thương. Dưới đây là nghĩa vụ của người bán và người mua trong điều kiện FCA.

2.1. Nghĩa vụ của người bán

– Cung cấp hàng hóa đúng, phù hợp với hợp đồng đã ký và tiến hành giao hàng tại địa điểm đã quy định dưới sự trông coi của người vận tải công cộng do người mua chỉ định, nếu không có địa điểm rõ ràng thì tiến hành giao tại địa điểm đã báo trước cho người vận chuyển hoặc là địa điểm quen thuộc

–  Hoàn thành việc thông quan xuất khẩu (cung cấp cho người mua hoặc cho người vận tải do người mua chỉ định giấy phép xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa. Trả các loại thuế và lệ phí xuất khẩu nếu có…).

– Cung cấp bằng chứng về giao hàng cho người vận tải.

– Thông báo kịp thời cho người mua.

– Các chứng từ bắt buộc: hóa đơn thương mại,giấy tờ thông thường minh chứng cho việc giao hàng cho người vận chuyển, giấy tờ xuất khẩu.

dieu-kien-fca-incoterms-2010

2.1. Nghĩa vụ của người mua

– Trả tiền hàng hóa

– Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí. Trong trường hợp nhờ người bán làm giúp thì người mua phải chịu toàn bộ chi phí.

– Kịp thời chỉ định người vận tải, thông báo cho người bán và người vận tải biết khi đến thời hạn giao hàng.

– Nhận hàng và chịu mọi phí tổn nhận hàng tại nơi quy định.

– Kiểm tra hàng hóa tại nơi nhận hàng 9cos thể nhờ người vận tải làm giúp).

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng hóa được giao cho người vận tải được chỉ định (người vận tải mà bên mua hoặc bên bán kí hợp đồng vận chuyển).

– Làm giấy phép và thủ tục cần thiết để đưa hàng hóa quá cảnh qua các nước trong qua trình vận chuyển (nếu có).

Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu, Cam Kết 100% Hiệu Quả

2.3. Trách nhiệm về việc bốc – dỡ

Dù giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay Tân Sơn nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì

– Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.

– Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phí THC đầu bốc).

Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng bay/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.

– Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả phí THC đầu dỡ)

– Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.

Trên đây là định nghĩa FCA là gì? Các điều kiện FCA incoterms 2010. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Để bổ sung kiến thức thực tế bạn có thể tham gia các diễn đàn hoặc các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm uy tín. 

>>> Xem thêm:

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước CIP là gì? So sánh CIF và CIP trong Incoterms 2020

CIP là gì? So sánh CIF và CIP trong Incoterms 2020

Bài viết tiếp theo

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?

L/C Chuyển Nhượng (Transferable L/C) Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo