Mẫu hợp đồng giám định với các cơ quan trong nước

Gia Đình XNK Tác giả Gia Đình XNK 26/02/2024 21 phút đọc

Khi hai bên xác định thỏa thuận về yêu cầu giám định, họ sẽ thống nhất đưa ra các tiêu chí trong hợp đồng giám định. đánh giá kpi

Mẫu hợp đồng giám định: Với những giám định về sở hữu công nghiệp với đối tượng, nội dung, phạm vi giám định và theo các thoả thuận nêu tại nội dung hợp đồng giám định

Mẫu hợp đồng giám định với các cơ quan trong nước

Hợp đồng giám định hàng hóa

Căn cứ:

  • Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chỉnh phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
  • Yêu cầu giám định của công ty Xăng dầu P. và chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol; học nguyên lý kế toán

Hôm nay ngày …/04/2010 tại Hà Nội, chúng tôi gồm:

Bên A: TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU P.

  • Địa chỉ
  • Điện thoại:      Fax:
  • Số tài khoản:
  • Mã số thuế:
  • Do ông:
  • Chức vụ: Tổng Giám đốc làm đại diện

Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VINACONTROL

  • Địa chỉ: 54 Trần Nhân Tông, Hà Nội
  • Điện thoại ….   Fax:….
  • Email:
  • Số tài khoản……Tại Ngân hàng Vietcombank Hà Nội
  • Mã số thuế:
  • Do ông:
  • Chức vụ: Tổng Giám đốc làm đại diện
  • Đã nhất trí ký kết hợp đồng này với những điều khoản dưới đây:

>>>>>> Xem thêm: Chứng từ thanh toán trong thương mại quốc tế

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Bên A yêu cầu Bên B và Bên B đồng ý thực hiện giám định hàng hóa với tên hàng và hạng mục giám định như sau:

1.1. Tên hàng: Xăng, FO, DO

1.2. Hạng mục giám định: Khối lượng, phẩm chất

1.2.1. Giám định khối lượng

1.2.1.1. Giám dịnh khối lượng tầu ngoại (hàng trước khi dỡ khỏi tàu): Theo quy trình giám định đó thống nhất giữa các bên nhưng không giới hạn bởi những công việc sau:

  • Trao đổi và thống nhất với đại diện tàu về các hầm hàng chỉ định và không chỉ định, phương pháp đo, tính toán, lấy mẫu; hoc chung chi ke toan truong
  • Kiểm tra toàn bộ hồ sơ, số liệu hàng hóa, barem tàu và các thông tin ở cảng xếp hàng liên quan đến hàng hóa;
  • Kiểm tra nhiên liệu và niêm phong vách ngăn cách đường ống dỡ qua bong, van thông biển của tầu trước và sau khi nhận/bơm hàng;
  • Lập Biên bản đo tính lượng hàng, lấy mẫu và khô sạch hầm hàng trên tầu;
  • Biên bản khối lượng giám định tại tầu;
  • Ghi nhận áp suất bơm, thời gian trong quá trình làm hàng và lập các kháng thư nếu có sự cố về hao hụt liên quan đến hàng hóa;
  • Lập chứng thư giám định khối lượng lô hàng khóa học khai báo hải quan online

1.2.1.2. Giám định khối lượng tại bồn: Theo quy định giám định nhưng không giới hạn những công việc sau:

  • Kiểm tra sơ đồ công nghệ và làm việc với cán bộ của kho về phương án xuất nhập hàng qua các đường ống công nghệ, xác định các bồn nhập xuất;
  • Xả giá, niêm phong đường ống công nghệ;
  • Lập biên bản đo tính lượng hàng tại bồn;
  • Lập chứng thư giám định khối lượng lô hàng. học thực hành kế toán ở đâu

1.2.1.3. Giám định sà lan chuyển tải: Bao gồm nhưng không giới hạn bởi những công việc sau:

  • Kiểm tra dầu máy, độ sạch của hầm hàng phương tiện trước khi nhận hàng từ tầu mẹ;
  • Đo tính và lập biên bản đo tính lượng hàng tại phương tiện chuyển tải trước khi bơm lên bồn;
  • Kiểm tra độ sạch hầm hàng sau khi bơm;
  • Kiểm tra dầu máy, bơm khô vét sạch phương tiện chuyển tải ngay sau khi chuyển tải.

1.2.1.4. Giám định tại tầu sông, tầu biển vận tải nội địa

Theo quy trình giám định nhưng không giới hạn bởi những công việc sau:

  • Kiểm tra hầm hàng, lập biên bản khi sạch hầm hàng trước khi xếp hàng; lập hồ sơ niêm phong các van trước và sau khi làm hàng;
  • Kiểm tra thòi hạn barem tàu; khóa học xuất nhập khẩu thực tế tphcm
  • Kiểm tra nhiên liệu của tầu trước và sau khi dỡ hàng;
  • Áp dụng hệ số kinh nghiệm khi cần thiết;
  • Ghi áp suất bơm, thời gian, quy trình làm hàng và lập các kháng thư cần thiết nếu xảy ra sự cố hao hụt về hàng hóa nếu có;
  • Lập biên bản khô sạch ngay sau khi dỡ hàng;
  • Lập các chứng thư giám định khối lượng lô hàng.

1.2.2. Giám định chất lượng

  • Lấy mẫu đại diện từ hầm hàng của tàu trước khi bơm hàng, mẫu được phân tích và lưu lại phòng thí nghiệm của Bên B (tối đa 30 ngày trừ khi có yêu cầu khác). Tùy thuộc vào các chỉ tiêu yêu cầu giám định của Bên A cho từng lồ hàng trong phạm vi các chỉ tiêu đơn giá theo quy định; phân tích tài chính
  • Các chỉ tiêu phân tích theo yêu cầu của Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Cấp chứng thư chất lượng.

1.3.Địa điểm giám định: Tại cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM và địa điểm khác do Bên A chỉ định.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

2.1. Trách nhiệm của Bên A:

2.2.1. Gửi “Giấy yêu cầu giám định” từng lô hàng cụ thể cho B;

2.1.2. Gửi cho Bên B các chứng từ có liên quan như Hợp đồng, vận đơn. hóa đơn; giấy chứng nhận quy cách phẩm chất của người bán và các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng trước khi giám định 24 giờ;

2.1.3. Thông báo trước 24h cho Bên B thời gian và địa điểm giám định đối với từng lô hàng cụ thể; học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất hà nội

2.1.4. Kịp thời thông báo cho Bên B khi có yêu cầu giám định bổ sung, những thay đổi về kế hoạch giám định; học xuất nhập khẩu ở hà nội

2.1.5. Thanh toán phí giám định cho Bên B theo các điều kiện và phương thức thanh toán được quy định tại Điều 3 của hợp đồng này.

2.2. Trách nhiệm của Bên B

2.2.1. Bằng phương tiện và chi phí của mình, cử giám định viên có trình độ và năng lực để thực hiện việc giám định lô hàng một cách đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo yêu cầu của Bên A.

2.2.2. Trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện bảo hộ lao động cho giám định biên để tiến hành vụ giám định được an toàn, nhanh chóng và chính xác.

2.2.3. Trong vòng 4 ngày kể từ khi kết thúc vụ giám định tại hiện trường, Bên B cung cấp cho Bên A bộ chứng từ theo đúng nội dung và đủ số lượng bản gốc như sau: (chứng thư được cấp bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh).

Bộ chứng từ bao gồm:

  • Chứng thư Giám định Khối lượng: … bản
  • Chứng thư Giám định Chất lượng: … bản
  • Biên bản đo thể tích tầu: … bản
  • Biên bản đo nhiên liệu tầu: … bản
  • Biên bản ghi nhận áp suất bơm
  • Biên bảm kiểm tra hầm hàng hoặc Biên bản đo hàng còn lại sau khi bơm
  • Biên bản hệ số kinh nghiệm
  • Biên bản thời gian làm hàng
  • Biên bản lấy mẫu 
  • Cấp chứng thư tạm thời về khối lượng được giao tại tầu trước khi dỡ hàng.

2.2.4. Thực hiện theo quy trình nhận hàng đã được báo trước bằng văn bản của Bên A. Nếu có điểm nào xung đột với quy trình này thì trình bày sự khác biệt để hai bên sẽ bàn bạc và quyết định chọn phương án tối ưu.

2.2.5. Lưu mẫu có niêm phong của Bên B trong thời gian tối thiểu… ngày kể từ ngày lấy mẫu đề phòng có tranh chấp.

2.2.6. Phát hành hóa đơn tài chính theo quy định hiện hành

2.2.7. Chịu trách nhiệm pháp lý  đôi với các số liệu được thể hiện trong chứng thư. Nếu trường hợp có tranh chấp về kết quả giám định, Bên A sẽ yêu cầu cơ quan giám định trung gian để giám định lại. Nếu kết quả giám định lại chứng minh được số liệu do Bên B cấp là không chính xác với thực tế hàng hóa thì Bên B phải chịu toàn bộ chi phí giám định lại cũng như các thiệt hại gây ra cho Bên A (nếu có) và bồi thường theo điều 266 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 

2.2.8. Có trách nhiệm tuân thủ các quy định, quy trình về an toàn của Bên A tại khu vực chuyển tải của tàu chở dầu, sà lan, chứa dầu và bồn bể,… phù hợp với quy định an toàn môi trường của Nhà nước.

ĐIỀU 3: THANH TOÁN PHÍ GIÁM ĐỊNH

3.1. Phí giám định: Phí giám định được quy định trong Phụ lục I của Hợp đồng này.

3.2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản

3.3. Chứng từ thanh toán bao gồm:

3.4. Đồng tiền thanh toán là  “Đồng Việt Nam”. Tỷ giá chuyển đổi giữa USD và tiền đồng Việt Nam là tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm Bên B phát hành hóa đơn.

3.5. Thời hạn thanh toán:

Bên A sẽ thanh toán phí giám định cho Bên B càng sớm càng tốt hoặc chậm nhất là trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được chứng từ thanh toán của Bên B. Bên A đối chiếu và thanh toán nếu không phát hiện bất kỳ sai sót, nhầm lẫn nào.

ĐIỀU 4: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HỢP ĐỒNG

Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký xác nhận và đóng dấu.

ĐIỀU 5: CAM KẾT CHUNG

5.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó thỏa thuận trong Hợp đồng này trên tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau. khóa học kế toán ngắn hạn ở đâu

5.2. Mọi vướng mắc, bất đồng có thể phát sinh từ việc thực hiện Hợp đồng này, lãnh đạo hai Bên (hoặc người được ủy quyền) sẽ giải quyết trên cơ sở cùng bàn bạc, thương lượng. Trường hợp không thể thống nhất được, Hai Bên sẽ khiếu nại ra Tòa án Kinh tế hà Nội. Phán quyết của Tòa án là quyết định cuối cùng.

Hợp đồng này được lập thánh 4 bản: Bên A giữ 2 bản. Bên B giữ 2 bản có cùng nội dung và giá trị pháp lý như nhau, có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B

Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn khi soạn thảo mẫu hợp đồng giám định.

Nguồn tham khảo bài viết: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Để hiểu rõ hơn các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu thực tế để được hướng dẫn trực tiếp phương thức thực hiện các nghiệp vụ này từ những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Chúc bạn thành công!

Gia Đình XNK
Tác giả Gia Đình XNK sudo
Bài viết trước Điều kiện cụ thể trong hợp đồng ngoại thương

Điều kiện cụ thể trong hợp đồng ngoại thương

Bài viết tiếp theo

Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Các Quy Định Về Tạm Nhập Tái Xuất

Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Các Quy Định Về Tạm Nhập Tái Xuất
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo