Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu: Quy Trình, Công Thức và Lưu Ý
Thuế xuất nhập khẩu là vấn đề được các nhà xuất nhập khẩu quan tâm nhất, giúp điều tiết hoạt động giao thương và bảo vệ nền kinh tế nội địa. Doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu cần nắm rõ cách tính thuế xuất nhập khẩu để tối ưu chi phí, tuân thủ quy định pháp lý. Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về quy trình tính thuế xuất nhập khẩu, công thức tính thuế, và những lưu ý cần thiết để giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi thực hiện các giao dịch quốc tế.
1. Thuế xuất nhập khẩu là gì?
Thuế xuất khẩu và nhập khẩu là một loại thuế gián thu áp dụng cho các mặt hàng được phép xuất và nhập qua biên giới Việt Nam. Điều này bao gồm cả các trường hợp hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào các khu vực phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa. Do đó, đối tượng phải chịu thuế là hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua các cửa khẩu và biên giới Việt Nam.
>> Xem thêm: Thuế xuất nhập khẩu là gì ?
2. Các loại thuế xuất nhập khẩu chính
Các loại thuế xuất nhập khẩu chính đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa khi giao dịch quốc tế. Doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại thuế xuất nhập khẩu để hoạch định chi phí hiệu quả hơn và tuân thủ các quy định về thuế. Dưới đây là các loại thuế xuất nhập khẩu phổ biến nhất:
2.1 Thuế xuất khẩu (TXK)
Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ muốn kiểm soát việc xuất khẩu nhằm ổn định giá cả trong nước hoặc bảo vệ nguồn cung nội địa cho một số sản phẩm quan trọng.
Thuế xuất khẩu giúp nhà nước quản lý nguồn tài nguyên và điều tiết hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chiến lược. Mức thuế xuất khẩu thường thay đổi tùy vào loại hàng hóa và chính sách thương mại tại từng thời điểm.
Mức thuế suất (TS) đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định chi tiết trong Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành, sử dụng tỷ lệ phần trăm (%) để phân biệt theo từng loại hàng hóa, giúp hướng dẫn cụ thể hoạt động xuất khẩu.
2.2 Thuế nhập khẩu (TNK)
Thuế nhập khẩu là loại thuế áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Thuế nhập khẩu có mục tiêu bảo vệ sản xuất nội địa bằng cách áp dụng các mức thuế suất khác nhau tùy theo loại hàng hóa. Các doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra chính xác mã HS của hàng hóa để áp dụng mức thuế suất nhập khẩu phù hợp.
2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB)
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu áp dụng cho một số hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu đối với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Một số mặt hàng đặc biệt như rượu, thuốc lá, ô tô sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi nhập khẩu.
Những sản phẩm này thường gây ra tác động nhất định đối với sức khỏe người dùng, môi trường, hoặc xã hội.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính vào giá bán của hàng hóa và dịch vụ, do đó, người tiêu dùng sẽ là người chịu chi phí khi mua hoặc sử dụng chúng.
2.4 Thuế bảo hộ/chống bán phá giá (TBH)
Thuế chống bán phá giá là loại thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá, gây thiệt hại đáng kể hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa, hoặc làm cản trở sự phát triển của ngành sản xuất trong nước.
2.5 Thuế bảo vệ môi trường (TBVMT)
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu áp dụng cho các loại hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường, nhằm hạn chế việc sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các loại hàng hóa phải chịu TBVMT gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn, than đá, túi nilon…
2.6 Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng (VAT): VAT được áp dụng cho hầu hết hàng hóa nhập khẩu. Thuế này được tính dựa trên tổng giá trị của hàng hóa, cộng với thuế nhập khẩu. VAT đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi lưu thông trên thị trường nội địa.
Tổng thuế xuất khẩu/ nhập khẩu phải nộp cho một lô hàng sẽ là tổng các loại thuế trên.
Việc hiểu rõ các loại thuế này giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tài chính hợp lý, tuân thủ quy định thuế và giảm thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu.
3. Quy trình tính thuế xuất nhập khẩu
Quy trình tính thuế xuất nhập khẩu bao gồm các bước chính nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp cho hàng hóa khi nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Xác định mã HS Code : Trước tiên, cần xác định chính xác mã HS của hàng hóa để xác định loại hàng hóa và mức thuế suất tương ứng, các loại thuế mà lô hàng đó phải nộp.
Xác định trị giá tính thuế: Tiếp theo, xác định trị giá tính thuế của lô hàng, là giá trị dùng để tính toán thuế suất.
Trị giá tính thuế thường dựa trên trị giá CIF (Cost, Insurance, and Freight) đối với hàng nhập khẩu, bao gồm: giá trị hàng hóa, chi phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển, các loại phụ phí và các khoản phải cộng khác (như bao bì, đóng gói…) Hoặc trị giá tính thuế dựa trên giá FOB.
TGTT = Tiền hàng + Cước phí vận chuyển + các khoản phải cộng khác
Cước vận chuyển: chi phí vận chuyển hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá tính thuế.
Áp dụng thuế suất theo loại thuế: Sau khi có trị giá tính thuế, tiếp tục áp dụng các mức thuế suất hiện hành bao gồm:
Thuế nhập khẩu/xuất khẩu (TS): Theo quy định của nhà nước, dựa trên mã HS.
Trình tự tính thuế xuất khẩu/nhập khẩu sẽ được tính theo thứ tự như sau:
+ Thuế xuất khẩu/nhập khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế bảo hộ/chống bán phá giá
+ Thuế bảo vệ môi trường
+ Thuế GTGT (VAT) hàng nhập
Tính toán tổng số thuế: Sử dụng các công thức tính thuế cụ thể để tính toán số thuế xuất nhập khẩu và các khoản thuế khác. Sau khi cộng các khoản thuế, ta có tổng số tiền thuế phải nộp cho lô hàng.
>> Xem nhiều: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu , Cam Kết 100% Hiệu Quả
4. Công thức tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Các loại thuế xuất nhập khẩu được tính toán theo công thức và trình tự như sau:
- Thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu/ thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế * Thuế suất
TXK/TNK = TGTT * TS
- Thuế tiêu thụ đặc biệt = Trị giá tính thuế thuế tiêu thụ đặc biệt * Thuế suất
TTTĐB = TGTT.TTĐB * TS = (TNK + Trị giá tính thuế NK) * TS
- Thuế bảo hộ/chống bán phá giá
TBH = TGTTNK x TS.TBH
TS.TBH là thuế suất thuế bảo hộ (tra trong biểu thuế Xuất nhập khẩu)
- Thuế bảo vệ môi trường
TBVMT = TGTT.BVMT * TS
= Số lượng đơn vị hàng hóa * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
- Thuế giá trị gia tăng (VAT)
VAT = (TGTT.NK + TNK + TTTĐB + TBH + TBVMT) x TS.VAT
TS.VAT là thuế suất thuế VAT doanh nghiệp tra trên biểu thuế XNK
5. Những lưu ý khi tính thuế xuất nhập khẩu
Dưới đây là các lưu ý chi tiết khi tính thuế xuất nhập khẩu:
Tuân thủ theo trình tự tính thuế đã nêu:
Để đảm bảo kết quả chính xác, cần tính thuế theo đúng trình tự các bước từ việc xác định mã HS, trị giá tính thuế, thuế suất và các loại thuế khác nhau. Việc tuân thủ trình tự giúp tránh sai sót trong tính toán, đặc biệt là khi các mặt hàng có mức thuế suất khác nhau.
Mỗi mặt hàng có các loại thuế riêng biệt:
Mỗi mặt hàng có thể phải chịu các loại thuế khác nhau, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng (VAT). Để xác định chính xác các loại thuế áp dụng cho từng mặt hàng, bạn có thể tra cứu trong Biểu thuế xuất nhập khẩu. Đây là nguồn tham khảo quan trọng để biết mặt hàng có phải chịu những loại thuế nào và mức thuế suất cụ thể.
Tra cứu mức thuế suất trong Biểu thuế:
Để xác định mức thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng, cần tra cứu kỹ lưỡng trong quyển Biểu thuế xuất nhập khẩu. Mức thuế suất phụ thuộc vào mã HS, xuất xứ hàng hóa và các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết với các nước.
Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về cách tra cứu thuế suất và tải biểu thuế mới nhất, hãy tham khảo thêm bài viết về biểu thuế và có thể tải xuống biểu thuế xuất nhập khẩu cập nhật nhất từ các nguồn đáng tin cậy.
Việc tính thuế xuất nhập khẩu là một phần quan trọng và phức tạp trong hoạt động thương mại quốc tế, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy trình, công thức và các lưu ý cần thiết.
Qua bài viết trên Gia đình xuất nhập khẩu hy vọng bạn đã nắm rõ về cách tính thuế xuất nhập khẩu, từng bước tính thuế từ xác định mã HS, trị giá tính thuế, thuế suất, cho đến các loại thuế bổ sung và các yếu tố ảnh hưởng khác, góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu sai sót và tạo dựng uy tín trong giao thương quốc tế.