Phí Handling Fee Là Gì? Cách Tính Và Thông Tin Cần Biết

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 06/11/2024 12 phút đọc

Phí Handling Fee là một khoản phí quan trọng trong xuất nhập khẩu và logistics, liên quan đến việc xử lý và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách tính và những yếu tố ảnh hưởng đến loại phí này. Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh Handling Fee là gì , cách tính chính xác, và những thông tin cần biết để quản lý chi phí hiệu quả hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa qua bài viết sau.

1. Phí Handling Fee là gì?

Handling Fee hay phí xử lý hàng hóa, là khoản phí áp dụng cho các dịch vụ xử lý hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Handling Fee do hãng tàu hoặc forwarder thu từ người gửi hàng (shipper) hoặc người nhận hàng (consignee) để bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý và chăm sóc lô hàng xuất nhập khẩu.

phi-handling-fee-la-gi-1
 

Handling Fee bao gồm chi phí cho các hoạt động như bốc dỡ, sắp xếp, lưu kho,  phí làm D/O (lệnh giao hàng), phí kê khai manifest, phí thủ tục hải quan và các chi phí khấu hao khác và xử lý hàng hóa tại các điểm trung chuyển hoặc kho bãi. Handling Fee có thể được áp dụng tại cảng đi, cảng đến, hoặc các điểm dừng trung gian khác trong chuỗi cung ứng.

Trong khi công ty forwarder trong nước làm việc với các đối tác hoặc chi nhánh quốc tế để thực hiện các dịch vụ này, họ sẽ cần trả một khoản phí để các đối tác xử lý thay phần việc tại nước ngoài.

>> Xem thêm: Phí THC là phí gì ?

2. Đặc điểm của phí Handling Fee

Handling Fee thường phát sinh khi forwarder thực hiện các giao dịch và thủ tục với các chi nhánh của họ tại nước ngoài, các chi nhánh này thay mặt forwarder Việt Nam hoàn tất các quy trình cần thiết.

Những thủ tục này bao gồm khai báo hải quan cho lô hàng, đăng ký D/O (Lệnh giao hàng), B/L (Vận đơn) và các thủ tục khác liên quan đến giao nhận.

Thông thường, các hãng tàu không thu phí handling trực tiếp mà thông qua các forwarder. Do đó, phí này thường được forwarder thu từ chủ hàng và tính vào tổng chi phí vận chuyển. Điều này xuất phát từ việc forwarder không nhận hoa hồng từ cước tàu và cần phí handling để duy trì hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu.

Mức phí Handling có thể thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế, chính sách thuế và phí của các cảng quốc tế. Ví dụ, trong những thời điểm dịch vụ vận tải tăng mạnh, phí Handling Fee có thể được điều chỉnh tăng theo nhu cầu.

Handling Fee thường dựa vào các yếu tố cụ thể của lô hàng như khối lượng, kích thước, hoặc số lượng container cần xử lý. Những yếu tố này giúp hãng tàu xác định chính xác chi phí phải bỏ ra cho việc xử lý hàng hóa.

>> Bài viết xem nhiều: Nên học xuất nhập khẩu ở đâu tại Hà Nội và TPHCM

3. Handling Fee trong xuất nhập khẩu, logistics

Vai trò của Handling Fee

Phí handling đóng vai trò quan trọng trong chuỗi logistics toàn cầu, đặc biệt là trong xuất nhập khẩu quốc tế, hỗ trợ xử lý và bảo quản hàng hóa từ bốc dỡ, lưu kho đến kiểm tra, giúp hàng hóa đến nơi an toàn và đúng thời gian. Ngoài ra Handling Fee còn giúp duy trì hoạt động của các đại lý và chi nhánh vận tải trên toàn cầu, giúp quy trình vận chuyển quốc tế diễn ra thông suốt.

handling-fee-trong-xuat-nhp-khau
 

Cách áp dụng phí Handling Fee của các quốc gia:

  • Mỗi quốc gia có cách tính phí Handling Fee khác nhau, thường dựa trên trọng lượng, kích thước hoặc loại hàng hóa.

  • Chính sách ưu đãi: có một số quốc gia miễn phí hoặc giảm handling fee cho hàng cứu trợ hoặc viện trợ quốc tế.

  • Điều chỉnh theo hiệp định quốc tế: Phí có thể được giảm, điều chỉnh thay đổi nếu có các thỏa thuận thương mại tự do (FTA)

>> Xem thêm: Phí LSS là gì ? Phí LSS có cộng vào trị giá hải quan không?

4. Handling Fee và phí vận tải biển có nên tách biệt nhau không?

– Các hãng tàu và công ty forwarder nên tách riêng phí vận chuyển và phụ phí handling để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát doanh thu và chi phí. Việc này giúp hạn chế tổn thất và giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá. Phụ phí handling thường được thanh toán bằng đồng nội tệ, trong khi phí vận chuyển chủ yếu tính bằng đô la Mỹ.

– Việc tách biệt phí vận chuyển và phụ phí cũng tăng cường tính cạnh tranh về giá. Hãng tàu và forwarder có thể cung cấp bảng giá cước hợp lý, không bao gồm các phụ phí, giúp khách hàng rõ ràng hơn về chi phí cơ bản.

– Đối với chủ hàng, phân tách các khoản phí giúp họ hiểu rõ cước phí áp dụng cho lô hàng và dễ dàng điều chỉnh các chi phí đóng gói và chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển. Doanh nghiệp có thể linh hoạt chọn các nhà cung cấp dịch vụ bốc dỡ hoặc kho bãi có giá tốt hơn mà vẫn đảm bảo an toàn hàng hóa. Tùy vào dịch vụ và quy trình của từng hãng chủ hàng có thể đàm phán Handling Fee phù hợp để tối ưu hóa chi phí.

5. Các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu

Ngoài phí handling fee, chủ hàng cũng cần biết thêm các loại phụ phí khác để có thể dự trù chính xác tổng chi phí cần chi trả, giúp định giá lô hàng hợp lý và tránh những chi phí phát sinh không cần thiết. Dưới đây là một số phụ phí phổ biến:

  • Phí CFS (Container Freight Station): Đây là khoản phí liên quan đến xử lý hàng lẻ, bao gồm chi phí lưu kho cho hàng lẻ, xếp dỡ từ container vào kho, và chi phí quản lý kho bãi.

  • Phí DEM (Demurrage ): Là chi phí lưu container tại cảng. Sau khi hết thời gian lưu container miễn phí tại cảng, người gửi hàng phải chi trả thêm cho các ngày lưu container tiếp theo.

  • Phí B/L (Bill of Lading ): Đây là phí phát hành vận đơn cho lô hàng, bao gồm cả chi phí quản lý và thực hiện các thủ tục liên quan như thông báo cho đại lý nhập khẩu, theo dõi tình trạng đơn hàng, và xử lý tài liệu vận chuyển.

Nắm rõ các loại phụ phí này sẽ giúp doanh nghiệp tính toán chính xác hơn, tối ưu hóa chi phí và kiểm soát tài chính trong quá trình xuất nhập khẩu.

Nếu bạn muốn tìm hiểu, nâng cao hơn về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín . Các khóa học thực tế sẽ giúp bạn cập nhật những kiến thức, kinh nghiệm sát với thực tế công việc nhất để áp dụng vào trong công việc.

Trên đây Gia đình xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết tới bạn về phí Handling Fee là gì? cách tính, cách áp dụng để bạn hiểu rõ và áp dụng chính xác vào thực tế công việc, giúp bạn chủ động được chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh.
 

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Cần Biết Gì Khi Xin Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu? Quy Định Mới Nhất

Cần Biết Gì Khi Xin Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu? Quy Định Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo