Cần Biết Gì Khi Xin Giấy Phép Xuất Nhập Khẩu? Quy Định Mới Nhất

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu 05/11/2024 23 phút đọc

Xin giấy phép xuất nhập khẩu là hoạt động cần thiết khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. Bạn đã nắm được hồ sơ cần thiết cũng như quy trình, thủ tục để xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa chưa? Liên hệ với cơ quan nào để xin giấy phép xuất nhập khẩu, cùng với những quy định cập nhật mới nhất về thủ tục này sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết sau đây của Gia đình xuất nhập khẩu .

1. Giấy phép xuất nhập khẩu là gì?

Giấy phép xuất nhập khẩu là tài liệu xác nhận tính hợp pháp, cho phép hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn được thực hiện hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu thông qua các phương thức vận chuyển khác nhau.

Xin giấy phép xuất nhập khẩu là yêu cầu bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa ra thị trường quốc tế hoặc nhập các nguyên vật liệu, hàng hóa từ nước ngoài phục vụ cho các mục đích kinh doanh trong nước.

Phân loại giấy phép xuất nhập khẩu

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, giấy phép xuất nhập khẩu có thể được phân loại như sau:

- Theo tính chất hàng hóa giấy phép xuất nhập khẩu được phân loại thành:

Giấy phép cho hàng hóa thông thường: Áp dụng cho những hàng hóa không có yêu cầu đặc biệt, nhưng vẫn phải xin phép xuất nhập khẩu theo quy định.

Giấy phép cho hàng hóa đặc biệt: áp dụng với các mặt hàng cần kiểm soát chặt chẽ như hóa chất, dược phẩm, vũ khí, thiết bị y tế, sản phẩm công nghệ cao, …

- Theo thời hạn hiệu lực

Giấy phép xuất nhập khẩu ngắn hạn: Có hiệu lực trong một khoảng thời gian cụ thể, dành cho lô hàng hoặc giao dịch nhất định.
Giấy phép xuất nhập khẩu dài hạn: Áp dụng cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên với mặt hàng nhất định và có hiệu lực trong thời gian dài hơn, thường là một năm hoặc lâu hơn.

- Theo phương thức sử dụng, giấy phép xuất nhập khẩu được phân thành:

Giấy phép một lần: Dùng cho một lô hàng duy nhất, mỗi lần xuất hoặc nhập khẩu phải xin lại giấy phép xuất nhập khẩu mới.

Giấy phép nhiều lần: dùng cho nhiều lô hàng trong một thời gian nhất định, phù hợp cho doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu cùng loại hàng hóa thường xuyên.

- Theo cơ quan cấp phép

  • Giấy phép do Bộ Công Thương cấp: Thường áp dụng cho các mặt hàng công nghiệp và thương mại.

  • Giấy phép do Bộ Y tế cấp: Dành cho các sản phẩm y tế, dược phẩm, thực phẩm chức năng.

  • Giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp: Phục vụ các sản phẩm nông sản, thủy sản, và các sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp.

  • Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp: Liên quan đến các mặt hàng có tác động đến môi trường như hóa chất, chất thải.

Mỗi loại giấy phép xuất nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu cụ thể tùy vào tính chất hàng hóa, mục đích sử dụng và cơ quan quản lý, giúp đảm bảo các hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra hợp pháp và an toàn.

>> Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO)

xin-giay-phep-xuat-nhap-khau
 

2. Vì sao cần xin giấy phép xuất nhập khẩu

Nhiều mặt hàng cần được kiểm soát về số lượng, chất lượng, và mức độ an toàn để đáp ứng các cam kết và hiệp định quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia, quốc phòng và sức khỏe cộng đồng.

Đối với những mặt hàng thuộc diện phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, việc xin giấy phép trở thành bước bắt buộc trong quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Danh mục các mặt hàng yêu cầu giấy phép xuất nhập khẩu được quy định trong Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 5 năm 2018.

>> Xem thêm: Giấy Phép Nhập Khẩu Là Gì ? Thủ Tục Xin Giấy Phép Nhập Khẩu

3. Xin giấy phép xuất nhập khẩu ở đâu?

Có rất nhiều thắc mắc liên quan đến việc xin giấy phép xuất nhập khẩu nhưng không biết phải thực hiện ở đâu. Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép xuất, nhập khẩu được phân chia giữa các cơ quan sau:

  • Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm cấp giấy phép nhập khẩu cho các mặt hàng nằm trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện (theo Phụ lục III của Nghị định 69/2018/NĐ-CP), ngoại trừ các mặt hàng thuộc thẩm quyền cấp phép của các Bộ, ngành khác.

  • Các Bộ và ngành liên quan: Cấp giấy phép nhập khẩu cho các hàng hóa theo lĩnh vực quản lý của từng bộ.

  • Cụ thể, một số loại hàng hóa và cơ quan cấp phép bao gồm:

  • Bộ Y tế: Cấp phép cho thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: Phụ trách giấy phép cho hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng và vi sinh, phế liệu, chất thải và các chất phóng xạ.

  • Bộ Khoa học và Công nghệ: Quản lý việc cấp phép cho máy móc, thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất, phần mềm và vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất theo quy định quản lý công nghệ.

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cấp phép cho động vật, thực vật hoang dã và các loài nguy cấp, quý hiếm.

  • Bộ Quốc phòng: Phụ trách cấp phép đối với các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, tiền chất nổ, và các thiết bị liên quan đến quốc phòng, an ninh.

Mỗi Bộ, ngành quản lý việc cấp phép xuất nhập khẩu dựa trên lĩnh vực chuyên trách của mình, đảm bảo quy trình kiểm soát và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

>> Bài viết xem nhiều: Học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

4. Hồ sơ cần thiết để xin giấy phép xuất nhập khẩu

Khi làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, người có nhu cầu phải chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể, hồ sơ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu cần có:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép từ cá nhân hoặc tổ chức đề xuất.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN).

+ Các tài liệu, giấy tờ bổ sung khác liên quan theo quy định pháp luật.

+ Một số mặt hàng cần thêm các một số giấy tờ trong hồ sơ như sau:

+ Giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa C/O (nếu cần): Một số loại hàng hóa đặc biệt yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc để đảm bảo tuân thủ quy định nhập khẩu.

+ Mẫu hợp đồng, hóa đơn thương mại (nếu có): Đối với một số loại hàng hóa, hồ sơ cần kèm theo hợp đồng mua bán và hóa đơn thương mại.

ho-so-de-xin-giay-phep-xuat-nhap-khau
 

Các mặt hàng đặc biệt như thuốc tân dược; động, thực vật (ví dụ, để xuất khẩu động vật hoặc thực vật ra nước ngoài, cần có giấy chứng nhận kiểm dịch từ Cục kiểm dịch thực vật hoặc Cục thú y)

+ Mẫu khoáng sản (cần giấy phép khai thác và công văn xin phép gửi Cục Hải quan)
+ Gỗ và các sản phẩm gỗ (yêu cầu giấy chứng nhận khử trùng, đặc biệt là các loại gỗ quý hiếm có giá trị cao như bàn ghế, vật dụng bằng gỗ)
+ Mỹ phẩm; các chất lỏng, cát, bột than,… (cần công văn gửi hãng hàng không theo quy định an toàn bay)
+ Sách báo, ổ đĩa cứng, và các mặt hàng tương tự đều cần giấy phép hoặc công văn theo quy định của từng ngành quản lý.

Hồ sơ đầy đủ và đúng theo quy định sẽ giúp quy trình xin giấy phép diễn ra thuận lợi hơn.

>> Xem nhiều: Những mặt hàng phải xin giấy phép xuất khẩu

5. Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu

Quy trình xin giấy phép xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và tiến hành nộp hồ sơ

Thương nhân chuẩn bị và gửi một bộ hồ sơ theo yêu cầu đến bộ hoặc cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện, trực tiếp, hoặc qua hệ thống trực tuyến (nếu có áp dụng).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành lý hồ sơ

Xử lý hồ sơ chưa hoàn chỉnh: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần bổ sung thêm tài liệu, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận, cơ quan cấp phép sẽ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Thời gian cấp phép: Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc. Trường hợp cần lấy ý kiến từ các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý bắt đầu tính từ khi nhận được ý kiến của các bên liên quan.

Cấp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép:

Thương nhân chỉ cần nộp các tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi hoặc bổ sung.

Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại không vượt quá thời gian cấp giấy phép ban đầu.

Nếu bị từ chối, cơ quan cấp phép sẽ có văn bản nêu rõ lý do.
(Theo Khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP)

Bước 3: Nhận giấy phép xuất, nhập khẩu theo quy định

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa nhận giấy phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lệ phí và các chi phí liên quan đến xin giấy phép xuất nhập khẩu

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp cần lưu ý một số lệ phí và chi phí sau:

Lệ phí cấp giấy phép: Mức lệ phí này phụ thuộc vào loại hàng hóa và cơ quan cấp phép. Ví dụ, theo Thông tư 214/2016/TT-BTC, lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không vì mục đích kinh doanh là 50.000 đồng/hồ sơ.

Phí thẩm định hồ sơ: Một số hàng hóa đặc biệt cần trải qua quá trình thẩm định trước khi cấp phép, và chi phí thẩm định sẽ được tính theo tính chất và số lượng mặt hàng. Chẳng hạn, chi phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp phép xuất bản được quy định cụ thể tại Thông tư 214/2016/TT-BTC.

Chi phí dịch vụ tư vấn (nếu sử dụng): Trường hợp doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn hoặc dịch vụ hỗ trợ thủ tục cấp phép, sẽ phát sinh thêm chi phí liên quan đến dịch vụ này.

Các chi phí phát sinh khác: Bao gồm chi phí sao y, công chứng, dịch thuật (nếu cần), và các chi phí hành chính khác phục vụ cho việc hoàn thiện hồ sơ.

Vì các mức phí này có thể thay đổi, doanh nghiệp nên tham khảo các văn bản pháp luật hiện hành hoặc liên hệ trực tiếp cơ quan cấp phép để cập nhật thông tin chính xác.

6. Lưu ý khi xin giấy phép xuất nhập khẩu

Quy định cập nhật mới nhất:

Luôn kiểm tra các quy định pháp luật mới nhất: Các quy định liên quan đến giấy phép xuất nhập khẩu có thể thay đổi theo thời gian. Doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các văn bản mới, chẳng hạn như các Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, và các cơ quan quản lý khác.

Lưu ý về loại hàng hóa và giấy phép yêu cầu: Một số mặt hàng có yêu cầu kiểm tra đặc biệt hoặc giấy phép bổ sung từ các cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Liên hệ đúng cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho mặt hàng, sản phẩm của mình để được hướng dẫn chi tiết và cập nhật thông tin mới nhất.

Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu đúng thời hạn và theo đúng quy trình mà cơ quan cấp phép yêu cầu (trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến). Theo dõi thường xuyên tiến độ xử lý hồ sơ và phản hồi kịp thời nếu có yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.

Ghi chú quan trọng:

Doanh nghiệp nên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác và nộp đúng hạn để tránh việc phải bổ sung hồ sơ nhiều lần.

Liên hệ với cơ quan quản lý hoặc các chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn chi tiết trong từng trường hợp cụ thể, đặc biệt khi xử lý các mặt hàng yêu cầu cấp phép đặc biệt.

Việc xin giấy phép xuất nhập khẩu đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và am hiểu sâu sắc về các quy định pháp luật. Nắm vững các bước và lưu ý quan trọng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tối ưu hóa thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết của Gia đình xuất nhập khẩu về những điều cần biết khi xin giấy phép xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn am hiểu và thực hiện xin giấy phép một cách chính xác nhất.

Nếu bạn đang tìm hiểu về khóa học xuất nhập khẩu để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, hay các trung tâm đào tạo xuất nhập khẩu uy tín, đừng ngần ngại để bình luận bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thông tin nhanh chóng và đầy đủ nhất.

Gia Đình Xuất Nhập Khẩu
Tác giả Gia Đình Xuất Nhập Khẩu giadinhxuatnhapkhau
Bài viết trước Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu: Quy Trình, Công Thức và Lưu Ý

Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu: Quy Trình, Công Thức và Lưu Ý

Bài viết tiếp theo

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?

Cần Chuẩn Bị Gì Khi Xin Việc Ngành Xuất Nhập Khẩu?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo