Phương Thức Thanh Toán D/A: Lợi Ích Và Rủi Ro Cần Nắm Rõ
Phương thức thanh toán D/A là phương thức thanh toán nhờ thu khá phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay. Phương thức thanh toán D/A có lợi ích và rủi ro nào, quy trình thực hiện ra sao… tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Gia đình xuất nhập khẩu .
1. Phương thức thanh toán D/A là gì?
Phương thức thanh toán nhờ thu là việc ngân hàng thay mặt nhà xuất khẩu (Người ủy nhiệm) thu hộ một khoản tiền từ nhà nhập khẩu (Người có trách nhiệm thanh toán hối phiếu) trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ giao hàng.
Phương thức thanh toán D/A hay viết tắt của cụm từ Documents against Acceptance là phương thức nhờ thu kèm chứng từ trả chậm D/A. Người nhập khẩu chấp nhận thanh toán toàn bộ chứng từ cho ngân hàng (do người xuất khẩu ủy quyền) thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho bên nhập khẩu để làm thủ tục nhận hàng.
Bộ chứng từ xuất khẩu sử dụng trong thanh toán D/A có chứng từ thương mại (C/D) đính kèm hoặc không đính kèm chứng từ tài chính (F/D)
Nhờ thu kèm chứng từ trả chậm D/A (Documents against Acceptance) sẽ đi kèm với hối phiếu trả chậm (draft at xxx days from/since/after + một mốc time cụ thể). Thông thường thời gian thanh toán có thể là 30 ngày, 60 ngày hoặc 90 ngày.
Ví dụ: Một hối phiếu trả chậm được ký chấp nhận thanh toán như sau:
Accepted on 26th July, 2024
On behalf of Vinamilk
CEO
Mai Kieu Lien
Theo phương thức thanh toán D/A người nhập khẩu không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
Ngân hàng (NH) chỉ là trung gian thanh toán nhưng không có nghĩa vụ cam kết phải trả tiền.
Cơ sở thực hiện là URC522: (Uniform Rules for Collection)
>> Xem thêm: Phương Thức Thanh Toán Nhờ Thu Là Gì ? Phân Loại Phương Thức Nhờ Thu
2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán D/A
(1) Ký kết hợp đồng ngoại thương giữa hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, trong đó có ghi rõ sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm D/A (Method of payment: D/A).
(2) Người bán tiến hành bàn giao hàng hóa cho người mua mà không giao bộ chứng từ.
(3) Người bán lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo chỉ thị nhờ thu và gửi đến ngân hàng của mình (ngân hàng xuất khẩu), nhờ ngân hàng hỗ trợ thu tiền từ phía người mua.
(4) Gửi chứng từ: Ngân hàng của người bán chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng của người mua để thông báo và thực hiện thu hộ theo yêu cầu.
(5) Ngân hàng của người mua thông báo cho người nhập khẩu và yêu cầu họ ký chấp nhận thanh toán để nhận được bộ chứng từ.
(6) Người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán (hối phiếu), sau đó nhận bộ chứng từ để làm thủ tục nhận hàng hóa.
(7) Đến ngày đáo hạn, ngân hàng của người mua tiến hành thanh toán cho ngân hàng của người bán theo nội dung hối phiếu đã ký chấp nhận.
(8) Ngân hàng của người bán chuyển khoản số tiền đã thu được từ phía người mua vào tài khoản của người bán, hoàn tất quy trình.
>> Tham khảo: Lộ Trình Học Thanh Toán Quốc Tế : Hướng Dẫn Chi Tiết A - Z
3. Các loại điện SWIFT phổ biến trong phương thức nhờ thu.
Message type: MT
+ MT 202: Điện thanh toán
+ MT 410: Điện Thông Báo đã nhận được Bộ chứng từ nhờ thu
+ MT 412: Điện thông báo Due date
+ MT 400: Điện thông báo thanh toán
+ MT 499: Điện FFT: FREE FORMAT TEXT (điện tự do) sử dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu.
+ MT 910: Điện báo có
Nhóm điện được sử dụng trong Phương thức nhờ thu viết tắt là MT4XX.
>> Xem thêm: Thanh toán bằng thư tín dụng – Letter of credit
4. Các loại rủi ro trong phương thức thanh toán D/A
Phương thức thanh toán D/A sẽ có lợi cho nhà nhập khẩu hơn và rủi ro cho nhà xuất khẩu cao hơn.
Các rủi ro cần lưu ý khi dùng phương thức thanh toán nhờ thu gồm:
- Nhà nhập khẩu không thanh toán: Đến hạn thanh toán (DUE DATE = MATURITY DATE), nhà nhập khẩu không trả tiền thì các ngân hàng đều được miễn trách nhiệm. Các bên nhập khẩu, xuất khẩu sẽ căn cứ theo các điều khoản quy định của hợp đồng ngoại thương để xử lý.
- Phương thức thanh toán D/A không đảm bảo quyền lợi của bên người bán, vì việc thanh toán phụ thuộc vào chủ ý của người mua.
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần không thể khống chế nhà nhập khẩu.
+ Nếu nhà nhập khẩu bị vỡ nợ thì nhà xuất khẩu không thể nhận được tiền thanh toán.
+ Nếu năng lực của nhà nhập khẩu yếu kém thì việc thanh toán sẽ chậm trễ.
+ Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.
+Nếu nhà nhập khẩu không nhận hàng, không trả tiền thì nhà xuất khẩu phải kéo hàng về gây tốn chi phí vận chuyển bảo quản hàng hóa cho phía nhà xuất khẩu.
+ Đến thời hạn hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, tình hình kinh doanh trở nên xấu đi hay nhà nhập khẩu chủ tâm muốn lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào cũng thu được tiền.
- Rủi ro quốc gia, không có đủ ngoại tệ
- Một khi nhà nhập khẩu đã chấp nhận hối phiếu, Nhà xuất khẩu sẽ không còn kiểm soát được hàng hóa.
>> Xem thêm: Phương Thức Nhờ Thu Trơn Là Gì ? Quy Trình, Rủi Ro Của Các Bên Tham Gia
5. Hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán D/A
Phương thức D/A này yêu cầu một mức độ tin cậy nhất định giữa người mua và người bán, giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài, thường là dùng với khách hàn uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu năm.
Thông tin chi tiết của ngân hàng nhờ thu nên đưa thẳng lên hợp đồng hoặc phải được xác nhận bằng văn bản, điện swift...Người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của người mình đánh điện xác nhận lại địa chỉ một lần trước khi gửi chứng từ.
Không nên cung cấp số DHL cho bên thứ ba.
>> Xem thêm: Nhờ Thu Kèm Chứng Từ - Documentary Collection Là Gì? Kiến Thức Cần Biết
6. Lợi ích khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm D/A
- Đối với nhà nhập khẩu:
Người mua có thời gian bán hàng hoặc sử dụng hàng hóa trước khi phải thanh toán, tăng cường khả năng sử dụng vốn.
Quy trình của phương thức thanh toán D/A đơn giản hơn và chi phí phát sinh ít hơn so với phương thức thanh toán L/C.
Người mua có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi quyết định đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán hối phiếu trả chậm vào lúc đáo hạn của hối phiếu.
- Đối với nhà xuất khẩu
Việc giao nhận chứng từ được thực hiện qua ngân hàng, đảm bảo kiểm soát và hạn chế rủi ro mất mát chứng từ.
Và bộ chứng từ chỉ được giao cho người mua nếu đồng ý chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.
Phương thức thanh toán D/A này yêu cầu một mức độ tin cậy nhất định giữa người mua và người bán, hoặc có mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhau trước đó.
7. Phân biệt phương thức thanh toán D/A và D/P
Hai phương thức thanh toán D/A và D/P đều là phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, tuy nhiên có những điểm khác nhau, sử dụng phương thức nào cần dựa vào trường hợp cụ thể và chủ ý của 2 bên, dựa trên mối quan hệ thương mại, mức độ rủi ro, và chi phí phát sinh trong giao dịch
Trên đây Gia đình xuất nhập khẩu đã thông tin chi tiết về phương thức thanh toán D/A tới bạn, hy vọng sẽ hữu ích cho công việc của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ thanh toán quốc tế có thể tham gia các khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu hoặc các khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn thực tế để nhanh chóng nắm bắt kiến thức, đừng ngần ngại để lại bình luận để chúng tôi hỗ trợ tới bạn.